pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tổ truyền thông cộng đồng giúp thu hẹp khoảng cách giới cho phụ nữ dân tộc Nùng
Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân cũng như xóa bỏ định kiến về giới, tập tục, thói quen có hại cho phụ nữ, trẻ em, Tổ truyền thông cộng đồng thôn Công Lý, xã Thành Hòa, tỉnh Lạng Sơn, đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, tạo điều kiện cho phụ nữ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Quảng Ngãi: Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp học sinh miền núi tự tin hơn
Câu lạc bộ (CLB) "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại trường Tiểu học và THCS Sơn Giang, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, đã góp phần tham gia giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em; bảo đảm tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội tại cộng đồng.
Trải nghiệm: Trồng mắc ca trên cao nguyên Lâm Hà
Vào Lâm Đồng làm kinh tế mới từ những năm 1991-1992, gia đình chị Lương Kim Chi (dân tộc Tày) là một trong những gia đình đầu tiên khai hoang, lập làng tại xã Tân Thanh. Sau hơn 30 năm với nhiều khó khăn, thử thách, đến nay gia đình chị Chi cùng với bà con địa phương đã có vùng nguyên liệu mắc ca lớn nhất nhì huyện Lâm Hà với diện tích trồng khoảng gần 900ha.
Kỹ năng bảo vệ quyền lợi về tài sản khi ly hôn cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Các vấn nạn như tảo hôn, ép hôn, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội... đã khiến tỉ lệ ly hôn ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) những năm gần đây ngày càng gia tăng. Khi xảy ra ly hôn, phụ nữ DTTS phải đối diện với rất nhiều khó khăn, trong đó có về đề về tài sản. Vì thế, chị em cần được trang bị những kỹ năng cần thiết giúp bảo vệ quyền lợi về tài sản trong quá trình ly hôn.
Triển lãm ảnh về đồng bào các dân tộc thiểu số tại TPHCM
Ngày 22/11, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TPHCM), Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM đã khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
"4 cùng" với phụ nữ vùng biên đẩy lùi hủ tục
Để tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh, cán bộ Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Tam Hợp (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An), cùng đồng đội đã thực hiện phương châm “4 cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào dân tộc.
Tuyên Quang: Xúc tiến thương mại, mở rộng đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa miền núi
Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024, tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội).
Tuyên Quang cần khơi thông điểm nghẽn để thúc đẩy thương mại kết hợp du lịch miền núi
Tuyên Quang xác định việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với 4 sản phẩm đặc thù; đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển thương mại miền núi, mở rộng đầu ra cho sản phẩm đặc trưng vùng miền.
Trải nghiệm: Ohmi Cơ Ho - Cà phê của "Tình anh em"
Trải nghiệm quy trình trồng, chế biến cà phê sạch và mô hình cà phê đặc trưng của phụ nữ đồng bào Cơ Ho tại xã Đinh Trang Hoà, huyện Di Linh, Lâm Đồng.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số tự tin làm "Thủ lĩnh của sự thay đổi"
Tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được triển khai ở nhiều địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ tham gia mô hình này, nhiều trẻ em gái người dân tộc thiểu số đã tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống.