Đồng hồ Big Ben - những điều thú vị

31/05/2016 - 13:11
Ngày này 157 năm trước (31/5/1859), chiếc đồng hồ khổng lồ Big Ben bắt đầu đi vào hoạt động. Từ lúc ấy đến nay, tháp đồng hồ cao 96m nhìn xuống tòa nhà quốc hội dọc sông Thames đã trở thành một biểu tượng cho sự ổn định, bền bỉ và dân chủ tại nước Anh.
10.jpg
Big Ben, tên đầy đủ là Tháp đồng hồ của cung điện Westminster, thực chất là chiếc đồng hồ nằm trên một ngọn tháp của cung điện Westminster ở thủ đô Luân Đôn. Cung điện Westminster được xây dựng thay thế tòa nhà Quốc hội cũ bị hỏa hoạn phá hủy vào ngày 16/10/1834. Bản thiết kế một tòa nhà mới với tòa tháp đồng hồ theo kiến trúc tân Gô-tích của Charles Berry đã được lựa chọn. 
7.jpg
Tháp đồng hồ được hoàn tất vào năm 1859 và chiếc đồng hồ bắt đầu cất tiếng tích tắc từ ngày 31/5/1859. Chuông đồng hồ lần đầu tiên gõ nhịp vào ngày 11/7/1859 dựa trên một đoạn trong trường ca bất hủ Messiah của nhà soạn nhạc Handel người Anh. 
11.jpg
 Cái tên Big Ben thường được mọi người dùng để chỉ cả ngọn tháp, quả chuông và chiếc đồng hồ. TRên thực tế, Big Ben là tên quả chuông lớn nhất (nặng 13,5 tấn) trong số 5 quả chuông của tòa tháp.
5.jpg
Lý do tại sao lại có cái tên Big Ben là một vấn đề chưa có câu trả lời chính xác. Lúc đầu, quả chuông được đặt tên là “Victoria” để tôn vinh Nữ hoàng nhưng sau đó không lâu cái tên “Big Ben” đã thường trực trên miệng mỗi người dân. Tương truyền, đương thời, có 2 người đàn ông nổi tiếng tên “Ben” mà có thể quả chuông được đặt theo tên của một trong 2 người. Người thứ nhất là nhà vô địch quyền anh Benjamin Caunt. Võ sĩ này đã từ giã sự nghiệp thi đấu vào đúng năm đồng hồ chào đời. Còn người thứ hai tên Ben là ông Benjamin Hall - một nghị sĩ có đóng góp trong việc làm ra chiếc đồng hồ và những quả chuông. Tên của ông được khắc trên quả chuông thứ nhất và đã bị rạn nứt sau đó. 
3.jpg
Ngay từ khi ra đời, đồng hồ Big Ben đã được xem là một “nhân vật” nổi tiếng. Trong đêm giao thừa năm 1923, lần đầu tiên tiếng chuông Big Ben được phát qua kênh truyền thanh BBC để chào đón năm mới. Ngày 17/2/1924, kênh BBC bắt đầu phát thường xuyên tiếng chuông Big Ben. Hình ảnh đồng hồ Big Ben lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình trong chương trình giao thừa năm 1949. 
8.jpg
 Ngày 22/6/1846, nhà thiên văn học hàng đầu của nước Anh đã đưa ra các điều kiện cho chiếc đồng hồ, trong đó có việc đồng hồ phải chạy chính xác đến từng giây - điều mà một số nhà sản xuất đồng hồ nói là không thể. Sau 8 năm tranh cãi, hệ thống đồng hồ cũng được hoàn thành.
14.jpg
Ngày 6/8/1856, quả chuông khổng lồ Big Ben được đúc ở miền bắc nước Anh và nó đã suýt bị đánh chìm trong một cơn bão giữa biển khi được chuyển bằng tàu tới London. 
9.jpg
Ngày 17/10/1857, quả chuông đã bị rạn nứt trong lần thử nghiệm và người ta đã phải đập nó ra để đúc lại. Quả chuông mới được hoàn thành sau đó đúng 1 năm. 
2.jpg
Sau khi chính thức hoạt động năm 1859, Big Ben bắt đầu rung chuông hơn một tháng sau đó nhưng lại bị rạn trong vòng vài tháng và bị ngừng đổ chuông cho tới năm 1862. 
1.jpg
 Big Ben đã rung chuông trong 3 phút từ 8h12 đến 8h15 ngày 27/07 để chào mừng Thế vận hội Olympic 2012. Đây là lần đầu tiên Big Ben gõ nhịp ngoài lịch kể từ đám tang của vua George VI năm 1952.
6.jpg
Vào ngày diễu binh mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, Quốc hội Anh đã tuyên bố tháp Big Ben sẽ được đổi tên thành Tháp Elizabeth kể từ ngày 04/06/2012. 
big-ben-ko-thang-may.jpg
Bên trong tháp Big Ben không có thang máy. Do vậy, những ai vinh dự được phép vào bên trong Big Ben phải trèo bộ lên một cầu thang cao 334 bậc. 
13.jpg
 Hiện Big Ben 157 tuổi đổ chuông 15 phút một lần và kêu những tiếng "bong" khi điểm đúng giờ.
12.jpg
Vào năm 2015, đồng hồ Big Ben được phát hiện chạy chậm 6 giây. Để khắc phục sự cố này, các kỹ sư có thể điều chỉnh bằng cách thêm vào hay bớt ra những đồng xu để con lắc hoạt động chính xác. Bằng cách thêm vào 1 đồng xu, có thể tăng tốc cho đồng hồ một ngày 2/5 giây. Còn khi lấy đồng xu ra, đồng hồ sẽ chậm lại. Đó là cách để giữ cho đồng hồ luôn đúng giờ. 
big-ben-nghieng.jpg
Một điều bất ngờ mà không phải ai cũng biết đến đó là Big Ben bị nghiêng về hướng Tây Bắc theo một góc 0,26 độ. Theo tính toán của các chuyên gia, phải mất khoảng 10.000 năm nữa Big Ben mới có độ nghiêng như tháp nghiêng Pisa của Italy. 
4.jpg
 Big Ben từng ngừng đổ chuông vài lần do tình cờ và thời tiết, cộng với 4 lần phải ngừng hoạt động để bảo dưỡng vào các năm 1934, 1956 và 1990 và 2007. Vào năm 2017, tháp đồng hồ này sẽ tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng. Dự án bảo dưỡng đồng hồ Big Ben trị giá hơn 936 tỷ đồng, kéo dài trong ba năm. Theo đó, đồng hồ sẽ tạm thời không đánh chuông trong khoảng vài tháng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm