Bân lo lắng đến hỏi chị trưởng phòng. Chị ấy cười bảo: “Sao em không hỏi chính mẹ chồng, chắc bà kỹ tính vậy thì cũng là một tay nội trợ không xoàng đâu. Các bà mẹ chồng về tâm lý là rất thích con dâu hỏi han kinh nghiệm nội trợ và những câu chuyện về thời tuổi trẻ của mình”.
Bân thấy phải, tối ấy bèn về nhà khẽ khàng thưa với mẹ chồng:
- Mẹ dạy cho con cách sửa soạn gà cúng năm nay nhé. Nhà con vốn đơn giản, vả lại mẹ con dạy nhập gia tùy tục.
Mẹ chồng Bân cười tươi. Bân biết là mũi tên đã trúng đích, bèn mạnh dạn hỏi luôn:
- Cái tục lệ cúng gà giao thừa này từ đâu ra mẹ nhỉ?
- Theo mẹ hiểu thì trong văn hóa phương Đông, gà thuộc nhóm tam sinh (ba con vật hiến sinh). Còn gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên vì người xưa cho rằng gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác. Nếu có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. Đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Cúng một con gà trống là hi vọng chú gà sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp.
Sáng 30 Tết, mẹ chồng bảo Bân cùng ra chợ chọn gà. Mẹ bảo gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, chưa đạp mái với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa "vướng bụi trần" thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm. Để có một con gà cúng đẹp, cần chọn gà rất kỹ. Con gà trống choai mào phải đỏ tươi, nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng, ức đầy, chân nhỏ… Gà nặng từ 1,2 kg đến 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp. Hai mẹ con lựa được một con gà ưng ý, về đến nhà mẹ chồng bảo Bân cắt dây trói chân, thả vào lồng ở góc sân để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.
Buổi trưa, cả nhà quây quần trong bữa cỗ tất niên. Mẹ chồng bảo cúng tất niên buổi trưa để buổi chiều rảnh rang lo mâm cúng giao thừa, tối còn xem Táo quân trên ti vi. Bữa chiều cũng chỉ ăn những món đơn giản. Bân nhìn mẹ chồng sửa soạn mâm cúng giao thừa ngoài trời mà kính nể quá. Lọ hoa hồng tươi rói, đĩa quả cũng đầy đặn chả kém mâm ngũ quả trên ban thờ, gạo, muối, trà, thuốc lá, nước lọc, rượu, rồi bộ mã quan thần linh đỏ chói… tất cả đều được bà lựa kỹ.
Ăn trưa xong nghỉ một lúc, mẹ chồng gọi Bân ra làm gà cùng bà. Bàn tay thành thạo của bà thoăn thoắt làm gà, bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau. Vừa làm, bà vừa giảng giải cho Bân là động tác này phải thật khéo để gà không bị co về phía trước, phải tạo thế như chuẩn bị đá song phi. Thời nay cái gì cũng sẵn, đa số bà nội trợ chỉ việc a-lô là có sẵn con gà buộc chéo cánh tiên gọn gàng để luộc cúng giao thừa nhưng mẹ chồng Bân bảo tốt nhất là nên tự làm gà rồi luộc luôn. Như vậy, con gà sẽ tươi ngon, ngọt nước.
Ăn trưa xong nghỉ một lúc, mẹ chồng gọi Bân ra làm gà cùng bà. Bàn tay thành thạo của bà thoăn thoắt làm gà, bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau. Vừa làm, bà vừa giảng giải cho Bân là động tác này phải thật khéo để gà không bị co về phía trước, phải tạo thế như chuẩn bị đá song phi. Thời nay cái gì cũng sẵn, đa số bà nội trợ chỉ việc a-lô là có sẵn con gà buộc chéo cánh tiên gọn gàng để luộc cúng giao thừa nhưng mẹ chồng Bân bảo tốt nhất là nên tự làm gà rồi luộc luôn. Như vậy, con gà sẽ tươi ngon, ngọt nước.
Buộc xong gà, mẹ chồng bảo Bân bóc vỏ hành tím, rửa sạch rồi thả vào nồi nước luộc gà 1 muỗng cà phê muối. Cứ mỗi lít nước cho vào 20g hành. Sau đó mẹ cho thêm nhánh hành củ, như vậy sẽ làm thơm nước luộc gà cúng. Bà lấy cái nồi sâu lòng, thả gà vào rồi cho nước ngập mặt xâm xấp gà rồi đặt lên bếp. Cho gà để cúng vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt gà sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt.
Bà bảo Bân canh bếp cẩn thận, đừng để sôi bùng lên dễ rách da gà. Chỉ hơi lăn tăn đã phải hạ nhiệt độ, rồi cho tiết, lòng gà vào luộc cùng. Khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín, rồi vớt ra nhúng gà vào nước nguội để da gà được giòn. Sau khi gà ráo nước thì xoa một chút mỡ gà lên da để trông con gà béo vàng mọng, để lâu da gà không bị co nhăn nheo.
Bà bảo Bân canh bếp cẩn thận, đừng để sôi bùng lên dễ rách da gà. Chỉ hơi lăn tăn đã phải hạ nhiệt độ, rồi cho tiết, lòng gà vào luộc cùng. Khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín, rồi vớt ra nhúng gà vào nước nguội để da gà được giòn. Sau khi gà ráo nước thì xoa một chút mỡ gà lên da để trông con gà béo vàng mọng, để lâu da gà không bị co nhăn nheo.
Trong lúc chờ gà nguội, mẹ chồng bảo Bân trút gạo nếp ngâm từ sáng ra rá, để ráo rồi trộn gấc đồ xôi cúng giao thừa. Bân thấy mẹ chồng thật khoa học và khéo léo, làm gì cũng tính hợp lý đến từng phút. Khi gà nguội, bà đặt gà lên đĩa to, tháo dây bầy ngay ngắn, mỏ cài bông hoa hồng đỏ rực (tiết, lòng bầy dưới bụng). Bà dặn Bân khi bày trên mâm cỗ cúng giao thừa nhớ để đầu gà quay ra hướng cửa, để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua.
Theo quan niệm dân gian, mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.