Cụ thể, phương án gia hạn như sau:
- Cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình, đã ký hợp đồng trước ngày 31/3, thì vẫn được giải ngân tiếp chương trình hỗ trợ với lãi suất ưu đãi.
- Dừng giải ngân tái cấp vốn theo đúng quy định tại Thông tư 11 và Thông tư 32 của NHNN đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội.
Chính phủ đồng ý gia hạn gói cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng |
Hiện ý kiến của các Bộ chưa thống nhất về đối tượng và tổng số tiền đề nghị giải ngân tái cấp vốn vượt 30.000 tỷ đồng. Trong khi Bộ Tài chính có ý kiến chỉ gia hạn giải ngân tái cấp vốn với các hợp đồng tín dụng đã ký của khách hàng cá nhân thì Bộ Xây dựng lại đề xuất áp dụng việc tái cấp vốn cho cả các hợp đồng với doanh nghiệp cho đến khi giải ngân hết lượng vốn đã cam kết.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, từ ngày 1/6 tới, các ngân hàng tiếp tục giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước ngày 31/3/2016 từ nguồn vốn của ngân hàng theo lãi suất đã thỏa thuận. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Tính đến 10/5, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 34.826 tỷ đồng, tức là vượt "quota" gói 30.000 tỷ. Tính đến 20/5, số tiền đã giải ngân cho khách hàng cá nhân là 21.667 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều người tỏ ra hoang mang, lo lắng vì thông tin các khoản tiền giải ngân sau ngày 1/6 (dù vẫn trong gói 30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở xã hội của Chính phủ) sẽ phải chịu lãi suất thương mại thông thường thay vì ưu đãi 5%. Lãi suất thương mại có thể cao gấp đôi và khiến nhiều người rơi vào bẫy lãi suất, không có khả năng chi trả.