Gia tăng nhu cầu tìm kiếm cha nuôi của nữ sinh viên

03/12/2017 - 09:44
Khoảng 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nữ sinh viên tại các trường Đại học tìm kiếm cơ hội để trở thành “con nuôi” (sugar baby) của những người cha giàu có.

Một trang web mới xuất hiện hồi tháng 8/2017 là RichMeetBeautiful (Giàu có gặp gỡ với Xinh đẹp) tại các nước châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan… Đến tháng 9/2017, trang này đã “lan mạnh” sang Bỉ với những biển quảng cáo công khai đặt tại các trường đại học ở Brussel với nội dung “Gặp gỡ bố nuôi để cải thiện lối sống” và mong muốn sẽ thu hút được khoảng 300 ngàn người trẻ ở Bỉ tham gia làm thành viên vào cuối năm 2018.

Trước RichMeetBeautiful, còn có khá nhiều trang web môi giới tạo dựng mối quan hệ “con nuôi – cha nuôi/mẹ nuôi” với các chiến dịch quảng bá trực tiếp hướng vào đối tượng sinh viên.

seeking-arrangement1.jpg
Tại Mỹ, trang SeekingArrangement cũng đã đưa ra chiêu thức miễn phí phí thành viên riêng cho các nữ sinh viên cùng lời quảng cáo “Đăng ký tham gia con nuôi ngay hôm nay, bạn sẽ được một người bảo trợ hào phóng chi trả tiền ăn học”.

Được biết, số sinh viên sử dụng dịch vụ của trang này từ 79.400 thành viên (năm 2010) lên tới 2,5 triệu (2016)... Nhiều người trong số này hy vọng tìm được người giúp chi trả học phí để có thể tốt nghiệp mà không cần lo lắng về nợ nần… Đổi lại, họ sẽ gặp gỡ, trò chuyện tình cảm, dùng bữa, tham dự sự kiện hoặc đi du lịch cùng "cha nuôi". Trong một số trường hợp, "cha nuôi" có thể trở thành người bạn hoặc người tư vấn… Những người cha nuôi được cho là những người giàu có, thu nhập trung bình có thể là 250.000 USD/năm và tài sản trung bình là 1,5 triệu USD...

1_100117.jpgNhững trang kết nối này có cả thành viên là "mẹ nuôi" và "con trai nuôi" nhưng đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là "bố nuôi" và "con gái nuôi". 

Lý giải về nguyên nhân gia tăng, trên trang Business Insider (Mỹ), bà Alexis Germany, người phát ngôn của SeekingArrangement cho biết, trang web bắt đầu chứng kiến sự gia tăng số lượng sinh viên đăng ký sử dụng vào vài năm trước với đối tượng chủ yếu là những nữ sinh viên nợ học phí hoặc những người trẻ muốn vào đại học nhưng ngại vay nhiều tiền. Số người truy cập còn có sự gia tăng đột biến vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau - là thời điểm mà các sinh viên thường phải đóng học phí. 

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người dân Mỹ hiện đang nợ chính phủ liên bang và các chủ nợ tư nhân hơn 1.300 tỉ USD tiền vay mượn để học đại học. Con số này tăng hơn 2,5 lần so với 10 năm trước do ngày càng có nhiều người muốn học đại học và học phí không ngừng tăng. Đây được cho là trở ngại lớn, đẩy nhiều người trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tiền bạc.  

Xu hướng gia tăng nhu cầu tìm kiếm cha nuôi đã và đang gặp phải những tranh luận trái chiều. Nhóm những đối tượng ủng hộ thì cho rằng đây thực sự là chiêu thức “cứu cánh” cho những nữ sinh trẻ gặp khó khăn về kinh tế, kinh nghiệm cuộc sống...

Nhóm phản đối thì có những e ngại, gọi kiểu quan hệ "con nuôi - cha nuôi" là mối quan hệ gây đàm tiếu, nó không tránh khỏi việc những người đàn ông có tuổi - giàu có - đã lợi dụng tình cảnh khó khăn của sinh viên trẻ để mua bán tình cảm, thậm chí là mại dâm trá hình… Sự xuất hiện của các trang web kết nối giúp nữ sinh viên tìm kiếm cha nuôi chỉ là cách để khiến việc thu xếp và đàm phán giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

6712cc200f19837fcffa80d9b28b1713.jpg
Về phía các trang web kết nối cha - con nuôi đều có cam kết không tồn tại quan hệ gọi là “mại dâm” và việc có chấp nhận quan hệ tình dục với “cha nuôi” hay không là do người phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, trong những mối quan hệ như vậy, “Người đàn ông có thể có được mọi thứ mà họ muốn đơn giản vì họ có tiền” - một cựu sinh viên từng là thành viên của một trang web môi giới gặp gỡ “cha nuôi” - “con nuôi” cho biết. (Ảnh minh họa)

Tại Pháp, hiện tượng "cha - con nuôi" gặp phải phản ứng mạnh mẽ thời gian qua. Chính quyền  Paris mới đây chỉ trích kịch liệt nội dung quảng cáo về một website có nội dung khuyến khích sinh viên liên hệ với "cha nuôi", "mẹ nuôi" để tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính cho việc học của mình.

Tại Bỉ, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Bộ trưởng Bộ giáo dục đã đệ đơn kiện những chiến dịch quảng cáo cha - con nuôi ở các trường Đại học và yêu cầu chúng phải được gỡ bỏ. Tuy nhiên, biện pháp ngăn chặn những mẩu quảng cáo này được cho là chưa đủ, chưa hiệu quả. Có lẽ, điều cần thiết ở đây phải là những biện pháp thích đáng để cải thiện tình trạng bấp bênh về mặt đời sống, kinh tế của sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm