Giải Nobel Hòa bình năm 2021 vinh danh nữ nhà báo Maria Ressa

PV
08/10/2021 - 16:53
Giải Nobel Hòa bình năm 2021 vinh danh nữ nhà báo Maria Ressa

Nhà báo Maria Ressa

Ngày 8/10, Ủy ban Giải Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về nhà báo nữ Maria Ressa vì những nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Ủy ban Giải Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về hai nhà báo điều tra Maria Ressa (người Mỹ gốc Philippines) và Dmitry Muratov (người Nga) vì những đóng góp cho sự tự do báo chí. Đây là điều kiện tiên quyết cho "hòa bình lâu dài".

Giải Nobel Hòa bình năm 2021 vinh danh nhà báo nữ Maria Ressa

2 nhà báo Maria Ressa và Dmitry Muratov

Bà Maria Ressa là Giám đốc điều hành, Tổng biên tập công ty truyền thông kỹ thuật số dành cho lĩnh vực báo chí điều tra Rappler Inc. Bà Ressa từng làm việc cho hãng tin CNN và là một trong số những người được vinh danh trên tạp chí Times năm 2018. Bà là một người bảo vệ quyền tự do ngôn luận không sợ hãi. Bà được khen ngợi làm việc không mệt mỏi để đấu tranh trước tình trạng tham nhũng và lạm quyền ở Philippines.

Giải Nobel Hòa bình năm 2021 vinh danh nhà báo nữ Maria Ressa

Bà Maria Ressa

Còn ông Dmitry Muratov là một trong những người sáng lập tờ báo độc lập Novaja Gazeta. Kể từ năm 1995, ông đã giữ chức vụ tổng biên tập của tờ báo trong 24 năm. Novaja Gazeta chỉ trích tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử... Ông luôn bảo vệ các nhà báo được viết bất cứ điều gì, miễn là tuân thủ tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức báo chí.

Giải Nobel Hòa bình năm 2021 vinh danh nhà báo nữ Maria Ressa

Ông Dmitry Muratov

Có 329 ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa bình năm 2021, bao gồm 234 cá nhân và 95 tổ chức.

Giải Nobel Hòa bình được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1901 và cho tới nay đã có tổng cộng 101 giải được trao. Có 25 tổ chức và 17 phụ nữ là chủ nhân của Giải Nobel Hòa bình.

Năm 2020, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) được vinh danh Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực không mệt mỏi của tổ chức quốc tế này nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giảm tình trạng thiếu lương thực và nạn đói trên thế giới. Ban tổ chức đánh giá các nỗ lực của WFP không chỉ giúp giảm đói nghèo trên thế giới, nhất là ở châu Phi, mà còn đóng góp cho ổn định và an ninh toàn cầu, cũng như vai trò thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn sử dụng đói nghèo làm vũ khí cho chiến tranh và xung đột.

Nguồn: Nobel Prize, BBC
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm