Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

Thu Hà
31/03/2023 - 21:23
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

Ảnh minh họa

Việc tìm ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới là rất quan trọng, trong đó vai trò của Hội LHPN Việt Nam sẽ tạo ra cách nhìn khác về các giải pháp phát triển phụ nữ.

Nhân lực nữ là thành tố quan trọng của nguồn nhân lực xã hội

Nguồn nhân lực nữ là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội nói chung, là thành tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả của các hoạt động thực tế. Tuy nhiên, khi rà soát, phân tích hệ thống văn bản quy phạm hiện hành, các quy định pháp luật liên quan dành cho phụ nữ nói riêng, bình đẳng giới nói chung và các chính sách đặc thù cơ bản đã đầy đủ và khá hoàn thiện ttong cả ba phạm vi tác động đến thể lực, trí lực và tâm lực của guồn nhân lực nữ.

Tuy nhiên, việc thực thi quy định pháp luật và chính sách vẫn còn khoảng trống và chưa thật sự đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, việc tìm ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới là rất quan trọng, trong đó vai trò của Hội LHPN Việt Nam sẽ tạo ra cách nhìn khác về các giải pháp phát triển phụ nữ.

Theo nghiên cứu của ThS Hà Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, nguồn nhân lực nữ được chia thành hai nhóm tương lai và hiện tại. Trong đó, nguồn nhân lực nữ tương lai chính là trẻ em gái và nữ chưa thành niên. Với đối tượng này, lứa tuổi từ 13-18 được đánh giá là khá nhạy cảm với nhiều vấn đề liên quan đến đặc thù giới tính nữ của hiện tại và tương lai. Trẻ em gái có không ít cơ hội phát triển, nhưng múc độ rủi ro cũng lớn khi phải đối mặt với nhiều vấn đề như: xâm hại tình dục, nạo phá thai…

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới - Ảnh 1.

ThS Hà Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, phát biểu

Đối với nguồn nhân lực nữ hiện tại, ThS Hà Thị Thanh Vân nhận diện họ có 3 vai trò là: người mẹ - người thầy đầu tiên của con người; là người lao động xã hội và là một thành viên có vai trò quan trọng trong quản trị gia đình. Các vai trò này có mối quan hệ tác động, ảnh hưởng lẫn nhau tác động đến thể lực và trí lực của nguồn nhân lực nữ hiện tại.

Tuy nhiên, thực tế trên thế giới và tại Việt Nam đã và đang xuất hiện một số phụ nữ không có thiên chức người mẹ ngay từ khi sinh ra do thực hiện chuyển giới tính từ nam sang nữ nhưng lại có con bằng tinh trùng của mình hoặc nhận nuôi con nuôi. Đây là nhóm phụ nữ sẽ cần được quan tâm thỏa đáng về chính sách, pháp luật và hoạt động thực tế dưới góc độ công bằng giới của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội.

Cùng với đó, nguồn nhân lực nữ có tính kế thừa và phát triển theo hai cách tiếp cận tự nhiên và xã hội. Dưới góc độ tự nhiên, nguồn nhân lực nữ hiện tại có chất lượng phụ thuộc vào sự đầu tư, trao và nhận cơ hội về thể lực, trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực nữ tương lai trước khi đủ 15 tuổi. Dưới góc độ xã hội, nguồn nhân lực nữ trình độ cao phụ thuộc vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng thực tế sau giáo dục nền tảng bằng các chính sách phù hợp với các giai đoạn họ thực hiện thiên chức người mẹ.

Nâng cao vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong pháp phát triển nguồn nhân lực nữ

Theo đó, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ cần được quan tâm đồng bộ về giai đoạn tuổi, về số lượng, chất lượng trong từng lĩnh vực lao động xã hội cụ thể, có tính đến thời gian lao động gia đình phù hợp.

Đối với nguồn nhân lực nữ tương lai, các em cần được đảm bảo thể lực và tâm lực. Việc này phải được bắt đầu từ người mẹ trong quá trình mang thai bổ sung đầy đủ dưỡng chất và được xã hội, gia đình quan tâm đầy đủ về dinh dưỡng cũng như cuộc sống tinh thần, đảm bảo một thai kì khoẻ mạnh, sinh ra những đứa trẻ cũng khoẻ mạnh.

Mặt khác, người mẹ, người cha và các thành viên gia đình cần được trang bị các kiến thức tâm lý, khoa học để tương tác với trẻ em một cách hợp lý, hài hòa, đúng mực và nhân nghĩa để phát triển tâm lực cho các em. Giải pháp này chỉ có thể làm được khi nhận thức của xã hội và bản thân phụ nữ chuẩn bị làm mẹ được thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần truyền thông trong việc tăng cường các lớp học tiền hôn nhân và cần phải có nội dung về vấn đề này trong các lớp bồi dưỡng thực tế cho đối tượng chuẩn bị làm cha mẹ.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới - Ảnh 2.

Việc hỗ trợ thể lực và tâm lực cho nguồn nhân lực nữ tương lai cần được thực hiện kể từ khi các trẻ em gái bắt đầu học tiểu học đến khi tròn 18 tuổi. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ thể lực và tâm lực cho nguồn nhân lực nữ tương lai cần được thực hiện kể từ khi các trẻ em gái bắt đầu học tiểu học đến khi tròn 18 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ em phụ thuộc một phần vào người lớn và giảm dần sự phụ thuộc để độc lập, đồng thời cũng là giai đoạn liên quan đến tuổi dậy thì của trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm, sinh lý giới tính thực tế.

Bởi vậy, giải pháp này đòi hỏi phải sự đầu tư tâm sức hợp lý của cha mẹ và người thân trong gia đình và sự chia sẻ của người lớn trong môi trường nhà trường và xã hội. Hiện nay đã có công tác xã hội trong trường học, trong bệnh viện và một số khu vực công cộng khác, nhưng chưa đồng bộ, thân thiện với lứa tuổi trẻ em và người chưa thành niên, cần được quan tâm sâu sắc hơn.

ThS Hà Thị Thanh Vân cho rằng Hội LHPN Việt Nam nên quan tâm định hướng, phát triển các em trở thành người phụ nữ toàn diện, người mẹ chất lượng trong tương lai thay vì để các em "phát triển tự do". Thông qua nhà trường, gia đình, Hội sẽ kết hợp giúp cho các em có nền tảng kiến thức xã hội căn bản để chuẩn bị tâm thế trở thành phụ nữ có tri thức, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công việc và xã hội.

Để giải quyết các vấn đề cho đối tượng nguồn nhân lực tương lai, nguồn nhân lực nữ hiện tại cần được nâng cao năng lực thực tế, bao gồm: năng lực kiến thức, năng lực kỹ năng và năng lực thái độ. Các năng lực này được hình thành, bồi đắp và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. Thể lực và tâm lực trong giai đoạn trẻ em và người chưa thành niên ảnh hưởng và chi phối sâu sắc các nhóm năng lực này, nhất là năng lực thái độ.

Ngoài ra, nguồn nhân lực nữ hiện tại là cốt lõi của công việc, nhưng họ không tự trưởng thành, năng lực nội sinh của họ chỉ có thể khai thác một cách hiệu quả nhất khi có cơ hội tốt do các cơ quan, tổ chức tạo ra để tăng cường năng lực thực tiễn. Vì vậy, các các cơ quan, tổ chức cần nghiên cứu để thực hiện một số chế độ, chính sách hợp lý, phù hợp quy định pháp luật để thúc đẩy đam mê, trách nhiệm, cống hiến và dưỡng liêm trong công vụ của nguồn nhân lực nữ các cấp, nhất là Trung ương và tỉnh.

Có thể nói, phụ nữ là chủ thể quan trọng trong công tác bình đẳng giới. Nguồn nhân lực nữ được quan tâm trao cơ hội bình đẳng có tính đến đặc thù giới tính sẽ góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và bình đẳng giới thực chất. Bởi vậy, Hội LHPN Việt Nam cần phát huy vai trò trong vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Ngoài ra, các hoạt động Hội cũng cần phải thường xuyên đổi mới, hướng các giá trị theo cách tiếp cận chung - riêng hợp lý, hài hòa, hỗ trợ thiết thực nhất cho mỗi phụ nữ tự phát triển, khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh để tham gia, đóng góp thiết thực nhất theo năng lực và phạm vi hoạt động thực tế.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm