Giải thưởng PNVN 2017 vinh danh 8 tập thể, 10 cá nhân
17/10/2017 - 20:27
Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2017 đã vinh danh 8 tập thể và 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu có nhiều cống hiến cho xã hội.
Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam (PNVN) là giải thưởng thường niên được trao vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Đây là một trong những giải thưởng cấp quốc gia quan trọng dành cho phụ nữ Việt Nam nhằm ghi nhận những cống hiến, tài năng, sức sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 14 lần xét giải, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã được trao cho 61 tập thể và 114 cá nhân. Năm nay, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam được trao tặng cho 8 tập thể và 10 cá nhân phụ nữ có thành tích xuất sắc theo Quyết định số 06-QĐ/HĐQL ngày 9 tháng 10 năm 2017 của Hội đồng Quản lý Quỹ Giải thưởng tài năng nữ Việt Nam.
8 tập thể đượctrao tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam
1. Tập thể nữ cán bộ, công chức, viên chức Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh:
Với bề dày hơn 40 năm phát triển và việc áp dụng kỹ thuật cao trong hồi sức cấp cứu, công tác khám chữa bệnh của Khoa luôn đạt từ 98 đến trên 100% giường bệnh. 5 năm qua, các chị đã cùng tập thể Khoa nghiên cứu 2 đề tài cấp Nhà nước, 15 đề tài, công trình khoa học; thực hiện hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật điều trị, tổ chức các lớp nâng cao cho các y, bác sĩ.
2.Tập thể nữ cán bộ, viên chức, lao động Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam:
Là mô hình trường chuyên đầu tiên của Hà Nội, các chị cùng tập thể Trường đã đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều thế hệ học sinh giỏi, đẩy mạnh học tập toàn diện và nghiên cứu khoa học. Chỉ tính từ năm 2009 đến 2017, học sinh của Trường đã đạt 118 giải Quốc tế, hơn 1.000 giải quốc gia; hơn 3.500 giải thành phố; 100% học sinh đỗ Đại học với nhiều thủ khoa, trong đó 40% nhận học bổng học của các trường đại học hàng đầu thế giới.
3. Tập thể cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ cơ sở Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện TW Quân đội 108:
Với hơn 60 năm thành lập, các chị tham gia ở tất cả các khâu gây mê hồi sức, cấp cứu, phục vụ phẫu thuật, với 6 sáng kiến được ứng dụng như xây dựng quy trình chuẩn rửa tay thường quy, rửa tay vô trùng cải tiến, trải săng 3 lớp vô trùng được áp dụng cho 75% bệnh nhân; giảm chi phí dùng kháng sinh từ 4-5 tỷ đồng/năm. Các chị chủ trì 8 đề tài các cấp và là tác giả/đồng tác giả của 50 công trình nghiên cứu khoa học.
4. Tập thể nữ cán bộ, công chức, viên chức Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp:
Các chị đã cùng tập thể đơn vị tham mưu ban hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và 57 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, nâng cao chất lượng công tác thi hành án, thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; đặc biệt quan tâm tổ chức thi hành các bản án, quyết định liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
5. Tập thể nữ cán bộ, nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh Pang, Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành lập từ năm 2005, mỗi năm Công ty đào tạo hàng ngàn học viên, giúp hơn 10.000 bạn gái vững nghề làm móng, đào tạo miễn phí đối với học viên khó khăn và người khuyết tật. Công ty được bình chọn vào Top 100 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam 6 năm liên tục, Top 100 doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.
6. Tập thể nữ cán bộ, công nhân lao động Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng, tỉnh Thái Nguyên:
Là những phụ nữ kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù là vật liệu xây dựng, xăng dầu, vận tải đường bộ..., lãnh đạo chủ chốt đều là nữ đã cùng tập thể nữ đưa doanh nghiệp phát triển và lọt vào top 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam với hơn 1.000 đối tác trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tích cực với công tác nhân đạo, từ thiện.
7. Tập thể nữ cán bộ, viên chức Báo Phụ nữ Việt Nam:
Là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tập thể cán bộ, viên chức nữ đã cùng đơn vị đổi mới tuyên truyền, đăng tải nhiều tin bài phân tích sâu sắc về các vấn đề chính trị - xã hội, về phong trào phụ nữ; phản ánh kịp thời các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Đã có hơn 3 triệu tờ báo Phụ nữ Việt Nam được phát hành miễn phí đến hàng chục ngàn chi tổ Hội vùng đặc biệt khó khăn.
8. Tập thể cán bộ, hội viên phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh:
Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tập thể cán bộ, hội viên, phụ nữ huyện Ba Chẽ đã đoàn kết, đổi mới, sáng tạo thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội. 6 năm qua, các cấp Hội đã giúp 458 hộ gia đình thoát nghèo, không còn tình trạng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán. Các chị đã có 06 sáng kiến được công nhận và nhiều mô hình dân vận khéo được áp dụng.
Danh sách 10 cá nhân được trao giải Phụ nữ Việt Nam
1.Trung tá Bùi Thị Hà - Phó Trưởng phòng, Phòng Điện Tàu, Viện Kỹ thuật, Quân Chủng Hải Quân:
Với mong muốn làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chị đã thực hiện nhiều đề tài có tính thực tiễn. Điển hình là “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống tay chuông truyền lệnh bằng phương pháp kỹ thuật số” đã đạt giải A của Quân chủng Hải Quân và giải C “Tuổi trẻ sáng tạo” trong Quân đội...
2. Chị Đỗ Thúy Hà - Chủ tịch Hội Người mù Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội:
Là người khiếm thị, nhưng chị luôn tự tin, nỗ lực trong học tập, công tác. Chị đã được nhận học bổng du học tại Nhật Bản, khi về nước, chị tích cực tham gia các hoạt động xã hội, dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm cho nhiều hội viên khiếm thị khác. Chị đã vinh dự được nhận danh hiệu Phụ nữ tiêu biểu thủ đô năm 2013; Công dân Thủ độ ưu tú năm 2016.
3. Chị Nguyễn Thị Huệ - Chủ tịch HĐQT kiêmGiám đốc HTX Chanh không hạt xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ: Chị Nguyễn Thị Huệ - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Chanh không hạt xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, chị đã từng làm công tác binh vận, bị bắt và giam tại Khám Lớn. Năm 2015, chị thành lập Hợp tác xã Chanh không hạt với 24 thành viên, mức thu nhập bình quân đạt 32 triệu đồng/ha, thu hút 90% chị em trong ấp tham gia sinh hoạt, giúp đỡ hội viên thoát nghèo bền vững.
4. Chị Đặng Thị Kim Liên - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Quảng Bình:
Chị Đặng Thị Kim Liên - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Quảng Bình
Với đam mê lớn nhất là sáng tác thơ văn và biên soạn nhiều tài liệu nghiên cứu về văn hóa dân gian, chị đã sáng tác và xuất bản 7 tập thơ, biên soạn 5 công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian và về lịch sử. Chị đã được nhận 04 Giải thưởng Văn học nghệ thuật Lưu Trọng Lư của tỉnh.
5. Chị Nguyễn Thị Liễu - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh: Chị Nguyễn Thị Liễu - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chị đã có nhiều sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học. Đáng chú ý là sáng kiến tổ chức tiết học kết nối với các lớp học trong và ngoài nước như tiết học trực tuyến về Sơn La, với học sinh Ấn Độ, Sri Lanka.
6. PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan - Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam:
PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan - Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Chị đã chủ trì 6 đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, cấp Bộ và tham gia nhiều đề tài có ý nghĩa khoa học và đề xuất chính sách về phát triển giáo dục. Chị là tác giả của 15 cuốn sách, tài liệu và 38 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín và là trưởng nhóm đầu mối về Giới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai - Công nhân Dệt bậc 2/5, Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch thuộc Công đoàn Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam: Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai - Công nhân Dệt bậc 2/5, Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch thuộc Công đoàn Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Là công nhân trực tiếp sản xuất trên dây chuyền, chị đã có 03 sáng kiến cải tiến kỹ thuật như “Nghiên cứu sử dụng dầu Emeson thay dầu Silicol để làm mát và bôi trơn sợi Dệt”, “Thay đổi chiều rộng sợi vải Dệt tại công đoạn Tạo sợi và phân bố lại sợi dọc trong máy Dệt” - đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.
8. ThS. Lê Như Quỳnh - Vụ trưởng, Phó Trưởng ban thường trực, Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan, Tổng Cục Hải quan:
ThS. Lê Như Quỳnh - Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan, Tổng Cục Hải quan. Với nhiều sáng tạo, đổi mới trong chỉ đạo và điều hành, chị đã giúp làm thay đổi nhiều hoạt động trong ngành như thực hiện các thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống thông quan tự động; cơ chế một cửa ASEAN; xây dựng khung năng lực; thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động hải quan…
9. Đại tá Nghiêm Thanh Thủy - Trưởng phòng PA72, Công an tỉnh Đắk Lắk: Đại tá Nghiêm Thanh Thủy - Trưởng phòng PA72, Công an tỉnh Đắk Lắk.
Chị có nhiều thành tích nổi bật trong lĩnh vực bảo vệ nội bộ trên các địa bàn phức tạp, âm thầm nỗ lực thực hiện nhiều chuyên án, bền bỉ đấu tranh. Bằng nghiệp vụ và tâm huyết, chị và đồng đội đã đưa nhiều vụ việc ra ánh sáng.
10. TS. Hà Phương Thư - Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:
TS. Hà Phương Thư - Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Chị là tác giả/đồng tác giả của 71 bài báo trên các tạp chí quốc tế và trong nước có uy tín, chủ nhiệm10 đề tài và tham gia4 đề tài nghiên cứu ứng dụng đem lại hiệu quả trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư. Chị đã hỗ trợ người bệnh sử dụng phức hệ nano FGC hàng tháng, trị giá 500 triệu đồng.