Giáo dục không trường lớp và không bao giờ nói "không" với con ở Anh

24/10/2017 - 14:35
Không bao giờ nói “không” với con là nguyên tắc bất di bất dịch trong gia đình chị Gemma và anh Lewis ở Yorkshire, Anh.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về khái niệm được gọi là “Unschooling cực đoan” (Một phương pháp giáo dục mà trong đó cha mẹ không cho con đến trường mà giáo dục tại nhà không cần theo bất kỳ quy tắc nào) thì bạn sẽ tìm được câu trả lời rõ ràng qua câu chuyện dưới đây.

cau-chuyen-giao-duc-khong-truong-lop-tai-anh.jpgGia đình chị Gemma và anh Lewis đã chọn unschooling là cách giáo dục 7 đứa trẻ trong nhà.


Chị Gemma là một thợ làm tóc di động 35 tuổi còn anh Lewis là một đầu bếp. Họ có với nhau 7 người con:  Skye (13 tuổi), Finlay (12 tuổi), Phoenix (9 tuổi), Pearl (7 tuổi), Hunter (5 tuổi), Zephyr (3 tuổi) và Woolf (1 tuổi). Cách đây vài năm, họ đã quyết định đi theo phương pháp giáo dục unshooling vì họ cho rằng các tiếp cận không có quy tắc là cách giáo dục tốt hơn.

“Từ lâu, chúng tôi đã cảm thấy rằng chúng tôi không muốn trở thành kiểu cha mẹ cứ la mắng các con trong siêu thị. Chúng tôi cảm thấy rằng con cái chúng ta cần được trao quyền tự phát triển và tự quyết định.

Điều đó có nghĩa là nếu chúng muốn sử dụng đệm để làm cầu trượt, chúng tôi sẽ không tự động nói “không”. Mà tại sao chúng ta lại phải nói “không” chứ? Chúng tôi là những người hỗ trợ, vì vậy chúng tôi sẽ nâng đệm cho con. Trong khi phản ứng thông thường sẽ là: “Không, con không thể lấy đệm làm cầu trượt”, nhưng tại sao lại là “không” khi mà chúng tôi đã đặt đệm ở phía dưới an toàn rồi”, chị Gemma tâm sự.

cau-chuyen-giao-duc-khong-truong-lop-tai-anh-1.jpgChị Gemma muốn con được phát triển là chính mình và không bao giờ nói "không" với con.


Chị nói tiếp: “Tôi là một thợ cắt tóc, vì vậy, trẻ sẽ tò mò về nó theo một cách tự nhiên nhất. Tôi đã chỉ cho Pearl thấy làm thế nào để di chuyển chiếc máy cắt tóc và chúng có thể làm được gì. Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ sẽ nói “không” nhưng tôi không đồng ý với việc đó. Tự cắt tóc giúp bé độc lập hơn, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ và cải thiện kỹ năng vận động.

Con đã làm rất tốt công việc với mái tóc của mình nhưng ngay cả khi bé tạo ra cả mớ hỗn độn, tôi vẫn phải khen ngợi con bởi vì tôi muốn con mình luôn cảm thấy tự hào về mọi thứ mà chúng đạt được”.

Về chế độ ăn uống, chị Gemma cho biết, trong tuần các con chị phải tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh khá cứng nhắc nhưng vào cuối tuần sẽ thoải mái hơn: “Không có sự thật nào là không có quy tắc ở đây. Ý của tôi là chúng tôi không có những quy tắc không cần thiết”.

Thể hiện quan điểm về việc học, chị Gemma cho biết, chị muốn con được học những gì con muốn. “Các con có thể xếp sau những người bạn của mình về mặt học thuật nhưng tôi không bận tâm. Chương trình học là một bài kiểm tra trí nhớ chứ không phải là sự thông minh”.

Cùng quan điểm giáo dục với gia đình chị Gemma, chị Jenna Presley, 38 tuổi, sống tại hạt Wiltshire, cũng áp dụng unshooling với đứa con nhỏ của mình.

Khác với người con lớn Dylan, 20 tuổi, được giáo dục theo cách truyền thống, chị Jenna đã chọn unshooling cho cậu con trai 13 tuổi Archie.

Chị cho biết khi Archie lên 7, Jenna càng ngày càng cảm thấy phiền muộn khi con phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống ở trường. Vì vậy, cô đã cho phép Archie nghỉ học.

Ban đầu, Jenna lên lịch học giống như lịch tại trường, tuy nhiên, Archie đã từ chối tham gia. Vì vậy cô đã quyết định để con học những gì con yêu thích.

Với cả 2 gia đình trên, họ đều nhận thức được cách tiếp cận độc đáo của họ bị nhiều người coi là cha mẹ bỏ bê và vô trách nhiệm với con cái.

Phản bác lại suy nghĩ trên, chị Gemma cho biết: “Cách giáo dục dễ dàng nhất là đưa con bạn đến trường và để cho người khác chịu trách nhiệm về con của bạn. Nhưng chúng tôi không sinh con ra để người khác nuôi chúng. Mọi quyết định của chúng tôi đều trong tầm kiểm soát. Chúng tôi đã nghĩ về nó rất cẩn thận”.

Còn Jenna thì cho biết, lựa chọn này thậm chí còn làm khó chính các bậc cha mẹ bởi lẽ: “Tôi đã phải bỏ việc để tạo ra cuộc sống thế này. Tôi đã phải hy sinh rất nhiều điều của bản thân”.

Cả hai cũng cho rằng khi lớn lên các con sẽ cảm ơn cha mẹ rất nhiều vì sự phát triển không theo quy chuẩn này bởi lẽ “chúng tôi đang giúp con được làm chính mình”, theo Gemma.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm