'Giữ chặt' tiền của chồng... bị phạt 500.000 đồng!

15/10/2016 - 19:00
Tình trạng vợ giữ lương chồng là khá phổ biến của các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, với những người vợ siết chặt tiền lương một cách thái quá để “quản lý” chồng có thể bị xử phạt hành chính với hành vi “bạo lực về kinh tế”.
vo-chong-va-tien-bac.jpg

Ngày 15/10, Báo Phụ nữ Việt Nam nhận được thư tâm sự của anh Trần Văn Minh, nhà 66, ngõ 306, Tây Sơn (Hà Nội) chia sẻ về nỗi “thống khổ” suốt năm qua bị vợ siết toàn bộ thu nhập. Anh viết:

“Mỗi sáng dậy, tôi phải đợi vợ dúi 100 ngàn đồng vào ví mới có thể dắt xe đi làm. Lương nhân viên IT của tôi khoảng 11 triệu đồng/tháng được trả qua ATM. Từ ngày cưới và sinh con, tôi không được nhìn mặt thẻ lương nữa. Lấy lý do tiền thuê nhà, tiền bỉm sữa, sinh hoạt đắt đỏ, vợ quyết thắt chặt chi tiêu. Vợ bảo: “Tiêu chuẩn” của anh chỉ có vậy, anh tiêu gì thì tùy! Tôi cũng đành “ngậm đăng nuốt cay” căn ke sao cho đủ ăn sáng và trưa, đổ xăng...

Đàn ông không tiền chẳng dám tự tin ra ngoài. Thảm nhất là hễ có bạn bè gọi điện rủ đi uống cafe, tôi lại băn khoăn ghê gớm. Trong ví chỉ có vài chục bạc, trả tiền không đủ thì còn kẽ nào mà chui xuống đất. Có lúc bạn thân mời uống bia, đến khi thanh toán chỉ biết ngồi im lặng... nhục vô cùng. Bạn biết chuyện cũng thông cảm và sẵn sàng “bao” chầu bia, nhưng bữa nào cũng vậy sao được?

Ngại ra ngoài, nên mối quan hệ bên ngoài của tôi cũng thưa dần. Suốt ngày lao vào việc, tối về nhà. Nhiều đêm nằm tâm sự với vợ, cộng thêm năn nỉ ỉ ôi để vợ “nới tay”, nhưng chỉ được vài ngày đâu lại hoàn đó.

Vẫn biết chi tiêu ngày càng đắt đỏ, khó khăn, thu nhập của vợ không có nên phải thắt chặt chi tiêu, vun vén cho gia đình, lo cho con cái. Nhưng kéo dài mãi tình trạng này bí bách vô cùng. Tôi có thể làm thế nào để cải thiện được tình hình?”

Tình trạng vợ giữ lương chồng là khá phổ biến của các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, việc giữ lương, tài sản chung có thể là hành vi gây bạo lực kinh tế và có thể bị phạt hành chính khi một bên (vợ hoặc chồng) tự ý, không có sự đồng thuận của người kia, nắm giữ quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng. 

Cụ thể, theo khoản 1, điều 56 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”, trong đó quy định rõ hành Vi bạo lực về kinh tế: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm