Email
pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hotline
094.170.7373
Ảnh minh hoạ: 123rf.com
Đánh giá cao nỗ lực: Không chỉ chú tâm đến kết quả, phụ huynh nên đánh giá cao những nỗ lực của trẻ. Hãy để trẻ biết rằng cách chúng làm việc chăm chỉ, cố gắng và cống hiến hết mình cũng quan trọng như kết quả chúng muốn đạt được. Ví dụ, trẻ chưa thể hoàn thành mục tiêu đọc xong một cuốn sách dày cả 100 trang, kết quả này hẳn khiến trẻ không thể vui. Thế nhưng, phụ huynh nên cho trẻ biết điều quan trọng hơn là trẻ đã cố gắng dành thời gian đọc từng trang sách mỗi ngày, trẻ cũng có thể hình thành thói quen thích đọc sách bổ ích. (Ảnh minh họa: 123RF.com)
Trò chơi là bài học: Phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi, cả trong nhà và ngoài trời. Nhất là nên tham gia các trò chơi chia đội, nhóm, mang tính đồng đội cao. Khi chơi, trẻ được trải nghiệm cả niềm vui thắng cuộc và cảm xúc khi thua cuộc. Thông qua những lần thua cuộc, trẻ học được chuyện thắng - thua là điều hết sức bình thường. Trẻ cũng học cách chia sẻ với mọi người, biết tự sửa sai và cùng đồng đội sửa sai.(Ảnh minh họa: Getty Images)
Tránh kỳ vọng cao: Cha mẹ dễ có xu hướng thúc ép con, như phải ăn nhiều, làm nhanh, học giỏi, thi tốt…, nhưng điều đó là không nên. Khi trẻ thất bại, phụ huynh nên chấp nhận đó là một bài học cuộc sống cần cho trẻ. Như vậy, trẻ cũng không phải đối mặt với áp lực từ những kỳ vọng của cha mẹ. Kể cho trẻ về một sai lầm trong quá khứ mà phụ huynh cũng từng trải qua. Tiếp đến, phụ huynh chia sẻ với trẻ cách mình không từ bỏ hy vọng và sửa chữa sai lầm để bước tiếp. Đó mới là những điều trẻ cần. (Ảnh minh họa: 123RF.com)
"Cạnh tranh" với chính mình: Không phải là cạnh tranh với ai khác mà phụ huynh nên dạy trẻ cách "cạnh tranh" với bản thân. Dạy trẻ trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình qua từng ngày. Luôn cố gắng để vươn lên, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trẻ sẽ không còn tâm trạng thất vọng, tiêu cực không cần thiết. (Ảnh minh họa: 123RF.com)
Giảm nhẹ thất bại: Ăn mừng đón nhận thành công, nhưng không nhất thiết phải buồn bã khi thất bại. Phụ huynh cố gắng kể vài câu chuyện vui hoặc lôi kéo trẻ vào những trò giải trí để giải tỏa, xóa tan tâm trạng nặng nề, u ám. (Ảnh minh họa: 123RF.com)
Dẫn chứng tích cực: Khi trẻ thất bại, rất cần phụ huynh đưa ra cho trẻ những dẫn chứng tích cực để có thêm động lực bắt đầu lại. Hãy nói chuyện với trẻ về một vài nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng đã từng thất bại và cách họ tiếp tục chăm chỉ, kiên trì đi đến thành công. Như vậy, trẻ có thể nạp được thêm nhiều năng lượng tích cực để cổ vũ bản thân không nản lòng, bỏ cuộc trước khó khăn, thất bại. (Ảnh minh họa: 123RF.com)