Để phục vụ nhu cầu du xuân, giải trí, thư giãn trong những ngày đầu tiên của năm Mậu Tuất, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã giới thiệu nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao diễn ra từ đêm Giao thừa cho đến ra Giêng.
Một số hoạt động tiêu biểu là: chương trình biểu diễn thể dục, thể thao tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ diễn ra vào ngày mùng 5 Tết; biểu diễn nghệ thuật tại các quận, huyện, thị xã vào 20h các từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Tết; và đặc biệt nhất là hoạt động thể thao thú vị lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội là cuộc thi bơi chải diễn ra tại hồ Tây vào mùng 9 và 10 tháng Giêng.
Một số hoạt động tiêu biểu là: chương trình biểu diễn thể dục, thể thao tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ diễn ra vào ngày mùng 5 Tết; biểu diễn nghệ thuật tại các quận, huyện, thị xã vào 20h các từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Tết; và đặc biệt nhất là hoạt động thể thao thú vị lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội là cuộc thi bơi chải diễn ra tại hồ Tây vào mùng 9 và 10 tháng Giêng.
Đi Hội chữ Xuân Mậu Tuất
Hội chữ Xuân Mậu Tuất được tổ chức tại khu Hồ Văn (di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám).
Trong đêm Giao thừa, hoạt động cho chữ sẽ kéo dài đến 2h sáng để phục vụ nhu cầu “xin chữ đầu năm” của các gia đình, với mức giá từ 100.000 - 200.000 đồng/bức vẽ chữ thư pháp. Trong những ngày đầu năm, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có các trò chơi dân gian như đánh cờ người, biểu diễn hát quan họ, chầu văn…
Nếu thích quay về với không khí Tết truyền thống xưa, trong những ngày này, bạn có thể đến khu phố cổ Hà Nội , ngắm nhìn không gian Tết truyền thống được sắp đặt tại Đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc) với các hoạt động trình diễn thư pháp Việt; trưng bày và giới thiệu về các dòng tranh dân gian; giới thiệu nghệ thuật cây cảnh và thú chơi cây cảnh của người Hà Nội trong ngày Tết.
Cũng tại khu phố cổ, các hoạt động biểu diễn âm nhạc truyền thống được tổ chức trong những ngày đầu năm như: tại đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), Trung tâm Thông tin di sản phố cổ Hà Nội - Đền Quan Khế (28 Hàng Buồm), Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông)…
Đón Tết Việt tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Chương trình diễn ra đến hết ngày mùng tháng Giêng năm Mậu Tuất với các hoạt động lễ hội, tái hiện không gian dâng hương Điện Kính Thiên, biểu diễn văn nghệ, múa rối nước, võ thuật cổ truyền phục vụ khách du xuân. Các hoạt động tại đây tái hiện lại Tết truyền thống với những nét đẹp như: gói bánh chưng, làm hoa trang trí ngày Tết, xin chữ đầu xuân, trưng bày các dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng….
Tham dự lễ hội hòa âm ánh sáng
Khai mạc từ ngày mùng 2 Tết, lễ hội trình diễn ánh sáng nhiều màu sắc và ấn tượng trên gần 100 mô hình như cối xay gió, giày thủy tinh, hồng hạc, thiên thần, tiên nữ, thiên nga, vườn bươm bướm, tượng nhân sư, biển cá heo… Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động như hội chợ ẩm thực ASEAN, diễu hành carnival, vũ hội chào xuân…