‘Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!’. Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã đi vào lịch sử dân tộc với lời hiệu triệu hào hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
|
Phố Tràng Tiền (Hà Nội) trước mùa đông năm 1946 |
|
Quang cảnh một cuộc họp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Nhà hát Lớn năm 1946 |
|
Loa phát thanh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân Thủ đô bình tĩnh trước những khiêu khích của quân giặc trước thời điểm Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến |
|
Ngôi nhà tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 18-19/12/1946, cũng tại làng Vạn Phúc, Ban Thường vụ Trung ương họp khẩn cấp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước. |
|
Trước sự lấn lướt của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Đồng thời, vào 21 giờ cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam Võ Nguyên Giáp cũng phát ra mệnh lệnh Toàn quốc kháng chiến. |
|
Ngày 19/12/1946, pháo đài Láng là nơi bắn phát đạn đầu tiên, mở màn cho những ngày toàn quốc kháng chiến. |
|
Những thành viên đầu tiên của đội Vệ quốc quân bảo vệ Thủ đô |
|
Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô nghiên cứu bản đồ các khu phố để chiến đấu tại Liên khu I, Hà Nội, năm 1946 |
|
Các chiến sĩ Vệ quốc quân và nhân dân Thủ đô chiến đấu giữ từng căn nhà, góc phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
|
|
Nữ tự vệ thành Hoàng Diệu năm 1946 |
|
Giường tủ, sập gụ, tủ chè được huy động làm chiến lũy trên những con phố của Thủ đô |
|
Các chiến sĩ đào giao thông hào ở Bắc bộ phủ, quyết chiến đấu với thực dân Pháp |
|
Một tổ chiến đấu tiếp giáp với quân địch ở dãy phố trước mặt trong phố Hàng Chiếu năm 1946-1947. |
|
Bác Hồ và các chiến sĩ Vệ quốc quân tại Sơn Dương (Tuyên Quang) trong những ngày toàn quốc kháng chiến |