Hà Nội hỗ trợ 100% mức đóng BHYT với thành viên hộ cận nghèo

09/07/2019 - 15:47
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng khó khăn, trong đó quyết định hỗ trợ 100% mức đóng BHYT với thành viên hộ cận nghèo.

Ngày 8 và 9/7, diễn ra kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV. Một trong những nội dung được đông đảo cử tri, người dân Thủ đô quan tâm là 100% đại biểu tham dự kỳ họp đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Việc ban hành Nghị quyết về giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững; phấn đấu đến cuối năm 2019 Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo.

Trong đó, Nghị quyết đưa ra 4 chính sách giảm nghèo bền vững, trong đó, quyết định  hỗ trợ hàng tháng đối với nhóm đối tượng là người cao tuổi cô đơn; người khuyết tật đặc biệt nặng; người mắc bệnh hiếm nghèo (HIV, ung thư, suy thận mãn phải chạy thận nhân tạo, xơ gan giai đoạn mất bù, suy tim độ 4 và các bệnh hiếm nghèo khác theo quy định của cơ quan y tế)…

Nghị quyết cũng đưa ra mức hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí học tập mức 100.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông (kế cả học sinh phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên) là thành viên hộ gia đình nghèo được công nhận thoát nghèo.

Đặc biệt, HĐND Hà Nội cũng quyết định hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với đối tượng là thành viên thuộc hộ gia đình nghèo sau khi được công nhận thoát cận nghèo. Thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng sau khi hộ gia đình thoát cận nghèo.

bxyt.jpg
Khám chữa bệnh có BHYT. Ảnh minh họa 

Ông Khuất Văn Thành, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, cho biết: Tính đến đầu 2019, Hà Nội có 23.289 hộ nghèo, với 64.213 nhân khẩu, chiếm 1,16% tổng số hộ dân toàn thành phố. Trong số này, 9.777 hộ có khả năng thoát nghèo (chiếm 42%) và 13.512 hộ không có khả năng thoát nghèo do trong hộ không có người trong độ tuổi lao động hoặc có khả năng lao động.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm