Chị Ngát đi bệnh viện tuyến huyện thì được chẩn đoán nhiễm trùng thành âm đạo và phù nề nhưng khi cho thuốc về bôi, đặt và vệ sinh thì không khỏi nên chị quyết định lên tuyến trên để khám, điều trị.
Thực tế, không ít trường hợp gặp các rắc rối về đời sống phòng the như chị Ngát. Cũng vì bị khô âm đạo nên chị Nguyễn Hòa Bình, 48 tuổi, ở Hà Nam, sợ quan hệ tình dục. Mỗi lần chồng chị muốn “gần gũi”, chị đều tìm cách lảng tránh khiến ông xã chị nhiều hôm không bằng lòng ra mặt.
Theo GS.TS. Thầy thuốc nhân dân Trần Thị Phương Mai (phòng khám Phương Mai, Hà Nội), trường hợp của chị Ngát khá phổ biến khi đến tuổi tiền mãn kinh ở nữ giới. Giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 48 - 52, tuy nhiên cũng có nhiều chị em giai đoạn này xảy ra sớm hơn, khoản 42 - 43 tuổi, thậm chí trước 40 tuổi.
Có nhiều người bước qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhiều chị em phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh vô cùng khó khăn khổ sở bởi rất nhiều vấn để như: Rối loạn niệu dục, đau xương khớp, huyết áp cao... đặc biệt khô, đau rát âm đạo khi quan hệ vợ chồng, viêm âm đạo... Đó là những bệnh lý thường gặp ở tuổi này do chức năng buồng trứng bị suy giảm nội tiết.
Khô âm đạo tuổi mãn kinh gây đau rát khi quan hệ khiến người phụ nữ có tâm lý sợ và tránh quan hệ. Để việc quan hệ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn, nhiều người đã sử dụng kem bôi trơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Vì nếu lạm dụng, các loại hóa chất có trong kem bôi trơn có thể khiến âm đạo ngày càng khô hơn.
Do đó, chị em cần phải đi khám tại các phòng khám chuyên khoa phụ sản để được tư vấn về phương pháp điều trị, các thuốc dự phòng nhằm giảm các triệu chứng khô rát khó chịu, viêm nhiễm, nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Việc khô rát âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh, nếu quan hệ tình dục không được cẩn thận, nhẹ nhàng, gây trầy xước mà không vệ sinh kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo. Vi khuẩn sẽ trú ngụ tại vết thương, xâm lấn sâu hơn dẫn đến các bệnh phụ khoa khó chữa hơn. Khô âm đạo ở tuổi mãn kinh không phải là bệnh nhưng nó có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm, bệnh phụ khoa nếu không chăm sóc, vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn.
Cũng theo GS Mai, đối với chế độ ăn uống cho phụ nữ tiền mãn kinh, trước hết là bổ sung nội tiết tố estregen từ các nguồn thực phẩm như đậu nành, trứng, sữa, hạt lanh... và các loại rau xanh. Bên cạnh đó, uống nhiều nước mỗi ngày, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường vận động tập thể dục thể thao cũng là cách nâng cao sức đề kháng và cải thiện tình trạng khô âm đạo.
Bên cạnh đó, trước khi chính thức “nhập cuộc” cả hai nên thực hiện tốt “màn dạo đầu”; nam giới nên tích cực tác động vào những vùng nhạy cảm của chị em trong cuộc ái ân để kích thích. Điều này cũng giúp hạn chế phần nào chứng khô âm đạo khi quan hệ tình dục ở tuổi tiền mãn kinh.