pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hiệu trưởng ĐH Harvard khẳng định: Cách giáo dục tốt nhất là để con thành thạo 3 kỹ năng này
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà giáo dục xuất sắc, giáo dục thật sự là không kiểm soát. Nói đơn giản, phụ huynh nên chú ý đến khả năng của con thay vì biến con thành những "cỗ máy" học tập.
Như Thái Nguyên Bồi - cố Giám đốc Đại học Bắc Kinh - từng chia sẻ: "Giáo dục là để giúp đỡ người học, tạo cho họ cơ hội để phát triển bản thân hoàn thiện nhân cách và làm tròn trách nhiệm của mình trong nền văn hóa nhân loại; không biến họ trở thành công cụ đặc biệt".
Các hiệu trưởng Đại học Harvard hay Yale danh tiếng cũng có ý tưởng giáo dục tương tự. Họ đều nhất trí rằng cách giáo dục tốt nhất là để trẻ thành thạo 3 kỹ năng dưới đây.
Khả năng nhìn thế giới
Đại học Harvard với bề dày lịch sử hơn 300 năm. Đồng thời đây cũng là trường dẫn đầu trong số nhiều đại học hàng hàng đầu thế giới. Là hiệu trưởng nữ đầu tiên của Harvard, bà Drew Gilpin Foster từng kết hợp kinh nghiệm cá nhân của bản thân trong bài phát biểu của mình.
Bà nghiêm túc chỉ ra: "Tìm hiểu thế giới là khóa học bắt buộc đối với mọi đứa trẻ. Trẻ em nên nhìn thế giới sớm hơn". Câu nói thoạt đầu có thể khiến nhiều người cảm thấy miễn cưỡng. Song với nhu cầu nhân tài ở thế kỷ 21, việc có vốn kiến thức phong phú từ lâu đã trở thành điều kiện cần.
Chỉ khi được khám phá thế giới, trẻ mới có thể thực sự áp dụng những kiến thức trong sách giáo khoa vào thực tế cuộc sống. Chỉ khi nhìn thấy một thế giới khác, trẻ mới có tầm nhìn dài hạn và không bị giới hạn bởi những gì có trước mắt.
Bà Drew Gilpin Foster là hiệu trưởng thứ 28 của Đại học Harvard. Ảnh: Britannica.
Có quá nhiều thứ trên thế giới mà chúng ta cần phải làm quen và khám phá, không chỉ là việc học các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ chỉ là công cụ. Điều quan trọng là để trẻ tìm hiểu về văn hóa, lịch sử ở các quốc gia khác. Bằng cách này, khả năng đương đầu với nghịch cảnh của trẻ sẽ cải thiện đáng kể. Trẻ dễ dàng thích nghi và hòa nhập với xã hội.
Đây cũng là kinh nghiệm giáo dục riêng của hiệu trưởng Foster. Mỗi năm dù bận rộn đến đâu, bà vẫn đưa con đến nơi xa lạ, để con trải nghiệm những phong tục tập quán và kiến thức nhân văn.
Khả năng khám phá
Năm 2004, Harvard đã từ chối 164 sinh viên Trung Quốc có điểm SAT hoàn hảo. Khi đó, nhiều bậc phụ huynh không hài lòng và băn khoăn tại sao những sinh viên này lại bị loại.
Trước những nghi ngờ đó, Đại học Harvard chỉ đưa ra một câu: "Con bạn chẳng có gì ngoài điểm hoàn hảo".
Theo cách giáo dục truyền thống, trẻ em một số nước châu Á chỉ học kiến thức để phục vụ cho các kỳ thi. Điều này trái với triết lý giảng dạy của Harvard.
Trong một diễn đàn năm 2010, hiệu trưởng Harvard từng chia sẻ: "Chúng ta cần biết liệu một sinh viên đã học nhiều có còn sáng tạo hay không? Liệu sinh viên đó có tò mò hay động lực mạnh mẽ để khám phá các lĩnh vực mới không? Liệu sinh viên ấy có mối quan tâm rộng rãi đến các vấn đề khác, ngoài chuyên ngành không?".
Chỉ những đứa trẻ luôn tò mò về mọi thứ mới có hứng thú học tập. Trẻ em cần được tạo động lực học tập, không bị cha mẹ ép buộc.
Ảnh minh họa: iStock.
Khả năng tư duy linh hoạt
Richard Levine, chủ tịch thứ 22 của Đại học Yale trong 20 năm (1993-2013), cho biết: "Yale cam kết đào tạo các nhà lãnh đạo. Cốt lõi của giáo dục đại học là giáo dục phổ thông, đào tạo khả năng tư duy phản biện và độc lập của sinh viên, đồng thời đặt nền tảng cho việc học tập suốt đời".
Giáo dục là để trẻ có sự phán đoán rõ ràng và tự nhận thức về chính kiến của mình, không đơn thuần là để trẻ tìm được công việc tốt. Điều quan trọng hơn là có khả năng suy nghĩ độc lập.
Năm 1917, Thái Nguyên Bồi từng phát biểu: "Đại học không phải là tổ chức bán sinh viên tốt nghiệp, cũng không phải là tổ chức truyền đạt kiến thức cố định. Đó là tổ chức nghiên cứu các nguyên tắc học thuật".
Nếu trẻ chỉ thuộc lòng trước lượng kiến thức khổng lồ, chúng sẽ trở thành cỗ máy học hoặc hoàn toàn mất hứng thú với việc học. Việc trau dồi khả năng tư duy linh hoạt của trẻ là điều cấp thiết.
Chủ tịch Đại học Yale Richard Levine. Ảnh: YaleNews.