Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác

Tuyết Thương
20/07/2024 - 11:51
Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương kết luận chương trình làm việc

Đoàn công tác TƯ Hội LHPN Việt Nam do Phó chủ tịch Hội Trần Lan Phương làm trưởng đoàn vừa kiểm tra hoạt động nhận uỷ thác cho vay và hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ của các cấp Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh.

Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Tĩnh đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và Agribank tỉnh triển khai và phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng đến cán bộ, hội viên, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, qua đó từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các nguồn vốn tín dụng tại cơ sở; chăm lo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi làm việc

Hiện nay, tại Ngân hàng CSXH, các cấp Hội phụ nữ đang quản lý 978 tổ tiết kiệm và vay vốn với 33.921 thành viên, số dư nợ trên 2.256 tỷ đồng (chiếm 33% tổng dư nợ ủy thác); nợ quá hạn là chiếm tỷ lệ 0,029%; 100% tổ TK&VV thực hiện tiết kiệm, tỷ lệ tổ viên gửi tiết kiệm đạt trên 99% (cao nhất so với các tổ chức Chính trị - xã hội nhận uỷ thác). 

Tại ngân hàng Aribank, Hội LHPN quản lý 1.228 tổ, 18.728 thành viên, gần 4.097 tỷ đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,54%.

Các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ được các cấp Hội phụ nữ Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện gắn với Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” và Đề án 01 “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” của Chính phủ. 

Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội căn cứ vào thực tiễn địa phương để hỗ trợ hội viên phụ nữ tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Với những chỉ đạo quyết liệt, đến nay, các cấp Hội đã tiếp nhận hơn 1.300 ý tưởng phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; 100% ý tưởng đã tiếp nhận được hỗ trợ, giúp đỡ theo nhu cầu; có 77 HTX, 359 THT, trên 5.000 mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định và 159 sản phẩm của phụ nữ đạt OCOP từ 3 sao trở lên được các cấp Hội vận động, hỗ trợ thành lập.

Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Lệ Hà, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ ý kiến

Bà Nguyễn Thị Lệ Hà, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Hội LHPN tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo triển khai hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trên địa bàn tỉnh với nhiều giải pháp thiết thực và đạt kết quả tốt; đồng thời đề nghị Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh triển khai có hiệu quả các hoạt động này, góp phần chăm lo, nâng cao đời sống hội viên, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác - Ảnh 3.
Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác - Ảnh 4.
Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ qua hoạt động uỷ thác - Ảnh 5.

Các đại biểu chia sẻ ý kiến tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương ghi nhận những kết quả đạt được của Hội LHPN tỉnh trong thực hiện ủy thác tín dụng chính sách và hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ; đồng thời đề nghị các cấp Hội đẩy mạnh, đa dạng hoá hình thức công tác tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội đến với rộng rãi hội viên, phụ nữ; tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH có giải pháp xử lý dứt điểm các trường hợp nợ quá hạn; tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ gắn với các chương trình, đề án của trung ương và của tỉnh, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Trước đó, Đoàn công tác đã làm việc với Hội LHPN xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc và thăm thực tế tại 02 tổ và 7 hộ vay vốn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm