Hơn 23.700 doanh nghiệp phá sản, có chủ nước ngoài bỏ trốn còn nợ BHXH

05/10/2019 - 18:02
Theo thống kê mới nhất, đến tháng 12/2018, cả nước có 23.784 doanh nghiệp phá sản, giải thể, có chủ là người nước ngoài bỏ trốn; doanh nghiệp mất tích; doanh nghiệp chờ phá sản, giải thể không còn khả năng giao dịch. Các doanh nghiệp này còn nợ BHXH, BHYT với tổng số tiền trên 2.902,1 tỉ đồng và có 76.253 lao động bị ảnh hưởng.

Chiều 4/10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH năm 2018.

Trong đó, những vấn đề nóng được nhiều đại biểu quan tâm, trao đổi là tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH, BHYT của các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, có chủ người nước ngoài bỏ trốn mà vẫn nợ tiền BHXH, BHYT.

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Hiện nay cả nước có 610.000 doanh nghiệp hoạt động, nhưng mới đang quản lý thu BHXH được 327.000 doanh nghiệp; như vậy còn tới 283.000 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa thu được BHXH.

Cùng với đó, số người hưởng BHXH một lần gia tăng, việc giải quyết chế độ cho NLĐ trong các doanh nghiệp phá sản, mất tích, chủ doanh nghiệp là người nước ngoài bỏ trốn gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, trong số 2.900 tỉ đồng các doanh nghiệp này đang nợ, chỉ có 501 tỉ đồng là tiền nợ trong các doanh nghiệp phá sản, giải thể và có chủ bỏ trốn; hơn 1.300 tỉ đồng nợ của các doanh nghiệp mất tích.

 

Buổi thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH năm 2018

 

Theo Báo cáo số 1387 ngày 2/5/2019 của BHXH Việt Nam gửi Bộ LĐ-TB&XH, đến tháng 12/2018, cả nước có 23.784 doanh nghiệp phá sản, giải thể, có chủ là người nước ngoài bỏ trốn; doanh nghiệp mất tích; doanh nghiệp chờ phá sản, giải thể không còn khả năng giao dịch. Những doanh nghiệp này còn nợ BHXH, BHYT với tổng số tiền trên 2.902,1 tỉ đồng và có 76.253 lao động bị ảnh hưởng.

Bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết: Việc đề xuất giải quyết quyền lợi cho NLĐ tại các doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn thì Chính phủ đã có Báo cáo số 193 gửi Quốc hội. Vừa qua, tại một phiên họp liên quan đến vấn đề này, Ủy ban đã cho ý kiến về khoanh nợ thuế cho các doanh nghiệp.

Mặc dù Chính phủ đã có báo cáo, nhưng chưa đưa ra hướng xử lý. Do đó, muốn trình ra Quốc hội cũng như đưa vào Nghị quyết của kỳ họp, thì Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội với những số liệu cụ thể và phương án xử lý kèm theo.

Bà Thúy Anh khẳng định: “Chúng ta phải đưa ra phương án và phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho NLĐ, nhưng cũng phải tuân thủ nguyên tắc; vấn đề cần sớm được giải quyết, không để kéo dài dai dẳng...”. Đồng thời, yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với BHXH Việt Nam để có phương án giải quyết đối với những doanh nghiệp giải thể, phá sản nợ BHXH.

 

gây thiệt hại cho 76.253 lao động. Ảnh minh họa 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm