Phân tích đề thi khảo sát môn Ngữ văn THPT Quốc gia sáng 27/3 tại Hà Nội, Tổ Ngữ văn cho rằng, đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có cấu trúc tương tự như Đề tham khảo 2019 và đề thi THPT Quốc gia năm 2018. Không có bất kì sự thay đổi hay tăng lên về độ khó so với các đề đã ra. Điểm thay đổi duy nhất nằm ở phạm vi kiến thức.
Đề thi khảo sát chất lượng của Hà Nội hoàn toàn trong chương trình Ngữ văn lớp 12; không đề cập đến bất kì một kiến thức nào nằm trong chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10. Có thể thấy, đề thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bám rất sát Đề tham khảo 2019 của Bộ.
Về cấu trúc đề thi:
Đề thi vẫn duy trì cấu trúc quen thuộc. Gồm hai phần:
- Phần Đọc hiểu (3,0 điểm): Sử dụng ngữ liệu nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. 4 câu hỏi nhỏ đi kèm được sắp xếp theo độ khó từ nhận biết đến vận dụng cao.
- Phần Làm văn (7,0 điểm): Gồm hai câu hỏi là viết đoạn văn và nghị luận văn học.
Câu viết đoạn văn (2,0 điểm): Trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nêu ra trong phần Đọc hiểu.
Câu nghị luận văn học (5,0 điểm): Làm sáng tỏ nhận định về tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 tập một.
Về nội dung và phạm vi đề thi:
Phần Đọc hiểu: Đã thành thông lệ trong việc ra đề thi nhiều năm, phần ngữ liệu đọc hiểu luôn nằm ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn của cả ba khối. Học sinh được yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến ngữ liệu. Bốn câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ khó. Cụ thể:
- Câu 1: Nhận biết.
- Câu 2: Thông hiểu.
- Câu 3: Vận dụng.
- Câu 4: Vận dụng cao.
- Tổng điểm của phần Đọc hiểu là 3,0 điểm. Học sinh nên dành khoảng thời gian từ 20 phút đến 30 phút cho phần này. Đây là phần học sinh dễ đạt điểm tuyệt đối nhất.
Phần Làm văn:
- Câu viết đoạn văn: Có điểm số là 2,0. Vẫn giữ nguyên yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của mình về một ý kiến, vấn đề đã được nêu trong phần Đọc hiểu. Dung lượng chữ khoảng 200 chữ.
- Câu nghị luận văn: Đề bài yêu cầu học sinh làm sáng tỏ một ý kiến nhận xét về tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Học sinh phải kết hợp nhiều thao tác (phân tích, chứng minh và bình luận) mới có thể xử lí được câu hỏi này. Dạng bài này được đánh giá là khó, chỉ xếp sau dạng bài so sánh.
So sánh với Đề tham khảo 2019 và Đề thi chính thức 2018:
Đề thi khảo sát chất lượng của Hà Nội có cấu trúc, phạm vi kiến thức tương đương Đề tham khảo 2019 của Bộ. Nhưng so với đề thi chính thức năm 2018, dễ dàng nhận thấy phạm vi kiến thức đã có sự thu hẹp lại. Nếu đề thi năm 2018, yêu cầu học sinh trình bày sự hiểu biết về các kiến thức có trong hai lớp là 11 và 12 thì Đề tham khảo và Đề của Hà Nội chỉ hỏi về các kiến thức trong lớp 12.
Còn phần kiến thức lớp 10, cả ba đề thi đều không động đến một phạm trù kiến thức nhỏ nào. Đây là một sự lưu ý, thay đổi lớn mà học sinh cần lưu tâm để lập ra cho mình một trọng tâm ôn thi đúng đắn.
Dưới đây là hướng dẫn cách làm bài thi khảo sát môn Ngữ văn: