pnvnonline@phunuvietnam.vn
Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển với đất nước
Với chủ đề "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước", Đại hội sẽ đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010 - 2020.
Các đại biểu làm lễ chào cờ
Hòa tấu nhạc cụ dân tộc "Âm vang đại ngàn" của các dân tộc Việt Nam
Theo báo cáo tại Đại hội, trong 10 năm qua, từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã xây dựng hàng vạn công trình đường, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… phục vụ đồng bào. Đến nay, 100% đường từ tỉnh đến trung tâm huyện lỵ được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (DTTS) được sử dụng điện lưới đạt 96,7%; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 76,7% thôn có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng.
Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS - miền núi giảm 2 - 3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giảm 3 - 4%; các huyện nghèo giảm 4 - 5%, có nơi giảm trên 5%; giai đoạn 2015 - 2019 đã có 22 huyện, 125 xã, 1.298 thôn, bản ra khỏi tình trạng ĐBKK.
Vùng DTTS - miền núi đã có 1.052 xã (chiếm 22,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 106 xã từ ĐBKK phấn đấu trở thành xã nông thôn mới; có 27 huyện ở vùng DTTS - miền núi (chiếm 6%) đạt chuẩn nông thôn mới.
Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Đại hội
1. Phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS đến năm 2025 tăng trên 2 lần so với năm 2002, đến năm 2030 bằng 1/2 bình quân chung của cả nước.
2. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%, đến năm 2030 giảm xuống dưới 10%.
3. Đến năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác sắp xếp, ổn định dân cư ở nơi cần thiết; phấn đấu 70% số xã vùng DTTS - miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.
4. Phấn đấu đến hết năm 2025 có 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống, hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
5. Quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số ở từng địa phương.
6. Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong Mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.