Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công

Trường Hùng
05/08/2021 - 07:42
Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công

Công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác trên phố Thái Hà (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội), lúc 22 giờ đêm.

Hà Nội những ngày giãn cách, người dân được yêu cầu ở trong nhà, ngoài đường về đêm chỉ có lực lượng phòng chống dịch trực tại các điểm chốt. Trên những con phố, người ta vẫn thấy những công nhân vệ sinh môi trường đang cần mẫn làm việc, như những con ong lặng lẽ làm đẹp cho đời.
Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 1.

Tưởng rằng làm việc trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lương của các công nhân vệ sinh môi trường sẽ được tăng lên. Nhưng không, các quán xá đóng cửa kèm theo lượng rác thải cũng giảm sút, và điều này khiến lương của các công nhân cũng bị giảm theo.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 2.

Không chỉ dừng lại ở đó, chiều tối hôm nay, chị Nguyễn Thị Tuyết (người bên trái, 47 tuổi, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), công nhân vệ sinh môi trường trên tuyến phố Thái Hà vừa nhận được thông báo rằng, công ty sẽ giảm bớt lao động. Nếu trước kia một tháng chị làm 26 ngày, giờ đây giảm xuống còn 23 ngày, kèm theo đó là lương cũng giảm sút.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 3.

Trong tình cảnh đó, những công nhân vệ sinh môi trường phải cải thiện thu nhập bằng cách nhặt phế thải từ những túi rác dân sinh. Sau vài ngày tích cóp, bán số lượng phế thải ấy họ được vài ba trăm nghìn, chia nhau mỗi người được 100.000 đồng.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 4.

Số tiền này sẽ được chị Nguyễn Tuyết Nhung (30 tuổi, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa) tích lũy để đóng tiền học cho một con học mẫu giáo, một con còn lại năm nay vào lớp một. Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách, người chồng nghỉ việc không lương, chị Nhung trở thành lao động chính trong nhà.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 5.

Vấn đề học phí của con đối với chị Ngọc Diệp (50 tuổi, trú tại quận Đống Đa) trở nên nhức óc hơn. Chị có một người con học năm 2 đại học tư thục. “Ối giời ơi, học trường ngoài tốn tiền lắm. Mỗi một kỳ học đóng hơn 7 triệu đồng, tôi mới đóng 2 kỳ xong, giờ lại chuẩn bị đóng kỳ nữa”, chị Diệp kể.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 6.

“Thế chị đã tiết kiệm đủ tiền đóng chưa?”, phóng viên hỏi. “Chưa, đã làm gì có tiền, ăn còn chưa đủ!”, chị Diệp trả lời

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 7.

Tại điểm cẩu rác Ao Giảng - 470 Đường Láng, chị Nguyễn Thị Kim Nga (50 tuổi, trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì) mệt mỏi quá dựa lưng vào trạm biến áp. Làm công việc này đến nay đã được gần 18 năm, giờ đây hai đầu gối của chị đau nhức, nhiều lúc phải dùng tới thuốc giảm đau.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 8.

Công việc của chị Nga cũng như mọi khi, bắt đầu từ 3 giờ chiều cho tới 12 giờ đêm. Có những lúc xe cẩu về muộn, 2 - 3 giờ sáng hôm sau chị mới đặt chân về đến nhà. Trước đây, lương của chị được tổng 5 triệu đồng/tháng, nhưng kể từ khi một đồng nghiệp làm cùng tuyến đường với chị nghỉ việc, công việc của chị nặng gần gấp đôi và được trả công 7 triệu đồng/tháng

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 9.

Lao động trong tình hình dịch bệnh phức tạp, các chị đều đã được tiêm vắc xin, trang bị khẩu trang và nước sát khuẩn. Dẫu vậy, các công nhân vẫn bày tỏ lo lắng, vì địa bàn nơi họ làm việc cũng xuất hiện những ổ dịch, những trường hợp thực hiện cách ly tại nhà. Hơn hết, hầu như họ đều là lao động chính trong nhà, mọi chi phí chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, học phí, thuốc men đều trông chờ vào khoản tiền lương của họ.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 10.

Dẫu hoàn cảnh cuộc sống như vậy, nhưng cho dù mưa bão, dịch bệnh, ngày lễ tết… họ vẫn tiến hành công việc của mình một cách bình thường và lặng lẽ. “Năm nay, tôi đã làm việc được 27 năm, 8 tháng. Tôi đủ tuổi nghỉ hưu rồi nhưng tôi yêu môi trường, tôi nghề này”, chị Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ.

Khi phố đêm vắng vẻ, trên đường vẫn có những lao công - Ảnh 11.

Những nơi mà bước chân họ đi qua, đường phố trở nên sạch sẽ, gọn gàng hết năm này qua năm khác. Và dù họ có già đi theo năm tháng nhưng đường phố sẽ vẫn luôn trẻ mãi trong con mắt của những người đi đường vào buổi sớm mai.

 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm