Khơi thông nguồn vốn cho người nghèo vay ưu đãi mua nhà ở xã hội

21/02/2019 - 00:00
Nhà ở xã hội được chú trọng phát triển trong thời gian qua nhưng mới chỉ đạt hơn 30% nhu cầu. Bộ Xây dựng đang xây dựng chính sách tổng thể phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” phát triển nhà cho các đối tượng khó khăn ở đô thị và nông thôn.

Sáng nay (21/2), Bộ Xây dựng phối hợp với KOICA tổ chức hội thảo xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng khó khăn cả ở khu vực đô thị và nông thôn như người nghèo, người thu nhập thấp, công nhân, học sinh sinh viên.

Hiện nay cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 198 dự án nhà ở xã hội nhà ở xã hội với quy mô xây dựng hơn 81.700 că nhộ, tương đương khoảng 4,1 triệu m2.

Trong đó, Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vự đô thị đã hoàn thành 98 dự án có quy mô hơn 40.700 căn hộ.

Chương trình phát triển nhà ở xã hội danh cho công nhân khu công nghiệp, tính đến tháng 12/2018, có 100 dự án hoàn thành với quy mô hơn 41.000 căn hộ.

Nhà ở cho học sinh, sinh viên đến nay đã có 89 dự án nhà hoàn thành đưa vào sử dụng, bố trí cho khoảng gần 200 ngàn sinh viên. Có 6 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện. Số lượng sinh viên, học sinh được bố trì vào ở đạt tỷ lệ bình quân 82%.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho biết việc phát triển nhà ở xã hội mới đạt được 33% so với mục tiêu phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và cần hơn 12 triệu m2 nhà ở xã hội nữa.

Ông Nguyễn Văn Sinh cũng nhìn nhận hạn chế hiện nay có nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế; chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức cho phát triển nhà ở, chưa bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chưa mặn mà đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Mức thu thu nhập của người dân còn thấp và vẫn coi trọng sở hữu nhà hơn là thuê mua nhà ở xã hội…

nha-o-xa-hoi.jpg
Cần tăng nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi để người nghèo có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng: Việc triển khai gói 30 ngàn tỷ đồng thời gian qua cho thấy gói kích thích, hỗ trợ này rất hiệu quả. Gói này tham gia vào thị trường đã thu hút được nguồn vốn lớn trong xã hội. Có tác dụng lan truyền thừ phân khúc nhà ở xã hội sang các phân khúc khác của thị trường.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, trước mắt, cần nhanh chóng triển khai cơ chế bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần cho cả chủ đầu tư và khách hàng vay mua nhà. Như vậy với 1 tỷ đồng bù lãi suất có thể huy động được thêm 33,3 tỷ đồng (dự tính mức bù lãi suất là 3%/năm) từ nguồn vốn ngoài ngân sách.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết thêm: Nhu cầu nhà ở của người dân tại các đô thị ngày càng cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh giá nhà đất còn cao so khả năng chi trả. Vì vậy, cần xem xét tới mô hình tiết kiệm nhà ở để người dân chủ động tham gia tạo nguồn vốn cải thiện nhà ở cho bản thân.

Ông Nam lý giải thêm: “Mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở” nên là dạng “đóng”, chỉ huy động tài chính từ một nguồn duy nhất từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay để tạo lập nhà ở mà không được phép huy động từ các nguồn khác.

Mô hình này nên hoạt động theo nguyên tắc người dân tự nguyện tham gia, đóng góp và xã hội hóa; nghĩa là thay vì sử dụng vốn chính sách, thì sử dụng vốn tư nhân và vốn nhàn rỗi của người dân.

Một số nước đã và đang áp dụng thành công mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở như ở Đức, Malaysia, Trung Quốc, Singapore… và mô hình này có vai trò rất quan trọng trong việc mua và sở hữu nhà ở của người dân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm