Không đòn roi, cha mẹ vẫn "trị" được khi con nói "con không muốn làm bài tập"

Huyền Giang
08/03/2023 - 14:27
Không đòn roi, cha mẹ vẫn "trị" được khi con nói "con không muốn làm bài tập"

Ảnh minh họa

Khi trẻ lười biếng việc học hành, bực dọc, quát tháo hay sử dụng vũ lực là điều bố mẹ không nên làm. Hãy thấu hiểu cho trẻ và áp dụng các chiêu sau để con ngoan ngoãn nghe lời.

Rất nhiều đứa trẻ ham chơi và không chịu làm bài tập về nhà khiến bố mẹ phát cáu. Việc đến trường phải làm bài tập và về nhà lại tiếp tục là bài vở khiến chúng chán nản. Trên thực tế, việc bố mẹ dọa dẫm, thúc ép con phải hoàn thành bài tập về nhà cũng không có gì xa lạ. Dưới đây chính là những sai lầm cơ bản mà các phụ huynh thường mắc phải khi con lười làm bài tập về nhà, ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ.

Thường các cha mẹ sẽ phản ứng rất dữ dội với con khi nghe câu: “Con không muốn làm bài tập về nhà”. Điển hình là việc các phụ huynh sẽ quát mắng con, át đi “lời thú nhận” của trẻ. Điều này vô hình trung khiến chúng càng thêm chán ghét việc học, thậm chí còn tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con.

Nếu không quát mắng, nhiều phụ huynh lại đe dọa con, ví dụ như: “Nếu con không chăm chỉ làm bài tập con sẽ đứng bét lớp”, “Mẹ sẽ không cho con xem tivi/chơi với các bạn… nếu như con không làm xong bài tập”... Dù dọa nạt khiến con sợ, cuối cùng cha mẹ vẫn không nhận được kết quả như mong muốn.

Không đòn roi, cha mẹ vẫn ‘trị’ được con khi nói ‘con không muốn làm bài tập’ với chiêu này - Ảnh 1.

Một số phụ huynh khác có cách dạy con mềm mỏng hơn. Họ sẽ “treo thưởng” để con có động lực cố gắng. Phương pháp thông thường, phổ biến nhất là đánh vào sở thích của con. Ví dụ con thích ăn bánh ngọt, thích xem hoạt hình, thích mua đồ chơi mới… cha mẹ sẽ đáp ứng nếu con làm xong bài tập.

Cha mẹ áp dụng cách này sẽ mang lại kết quả nhưng không lâu dài. Nhiều trẻ không tự giác làm bài tập mà phụ thuộc vào “giải thưởng” của bố mẹ. Thậm chí, nếu “giải thưởng” không đúng ý chúng sẽ mất động lực, không chịu làm bài tập nữa.

Các bậc phụ huynh cần phải giúp con nhận thức rằng việc làm bài tập rất có ích. Đó là việc của con và con phải tự giác làm chứ không cần ai ép buộc.  

Trên thực tế trẻ sẽ dễ nghe lời cha mẹ hơn nếu như các bậc phụ huynh nắm bắt được tâm lý con trẻ. Dạy con cũng cần “nghệ thuật” và sự kiên trì, vậy nên bậc làm cha làm mẹ có thể tham khảo các cách sau đây.

1. Tháo rời vấn đề

Bạn cần đồng hành với con mỗi khi có bài tập về nhà để con không bị áp lực. Con cần phải làm bài tập nhiều môn, chưa kể giáo viên các môn đều giao nhiều bài. Vì thế bạn có thể giúp con chia nhỏ bài tập ra giúp con, phân loại từ dễ tới khó, từ ít đến nhiều. 

Ban đầu, hãy để con làm những bài tập dễ trước để con hứng thú và cảm thấy tự tin. Sau đó, với những bài tập khó hãy cùng con giải quyết để con không có cảm giác phải “chiến đấu” một mình. Bạn cũng nên để con hoàn thành các môn có ít bài tập trước rồi tới những môn cô giao nhiều bài.

2. Lên lịch cụ thể

Bên cạnh thời gian học tập, bậc cha mẹ cần để con nghỉ ngơi, giải trí. Hãy sắp xếp lịch cho con để vừa có thời gian hoàn thành bài tập về nhà lại có những giây phút nghỉ ngơi thoải mái.

Không đòn roi, cha mẹ vẫn ‘trị’ được con khi nói ‘con không muốn làm bài tập’ với chiêu này - Ảnh 2.

Một ngày đi học của con đã đủ bận rộn và mệt mỏi, nếu như về nhà chỉ quẩn quanh học bài sẽ khiến con kiệt sức và chán ghét việc học hơn. Nếu như con đã lớn, bạn hãy dạy con cách sắp xếp, quản lý thời gian. Đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải trang bị cho con để chúng có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.

3. Khẳng định và khuyến khích con

Đối với con, những lời khẳng định và khuyến khích của bố mẹ rất quan trọng. Mỗi khi con học, hãy tạo cho con niềm tin và khẳng định con làm được. Hơn nữa, khuyến khích, động viên hay thưởng những phần quà nhỏ khi con đạt thành tích cũng sẽ làm con có thêm sức mạnh, ý chí phấn đấu.

Không đòn roi, cha mẹ vẫn ‘trị’ được con khi nói ‘con không muốn làm bài tập’ với chiêu này - Ảnh 3.

Thấu hiểu con là một trong những yếu tố quan trọng trong 1 gia đình. Nếu như trẻ lười làm bài tập, bạn có thể mềm mỏng với con mà vẫn mang lại kết quả tích cực. Hãy lưu ngay 3 cách hữu hiệu để “đối phó” với con, giúp con ngoan ngoãn và hiểu chuyện.

Nguồn: Toutiao
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm