Anh Huân chia sẻ: "Đứa con trai thứ hai của tôi 3 tuổi bị kiến ba khoang đốt sưng má. Gia đình đưa cháu đến bác sĩ điều trị nhiều ngày trời mới khỏi" - Anh Huân kể: "Hôm qua (16/10) tôi mở cửa ban công, một lúc sau thấy 20 con kiến ba khoang kéo vào nhà. Tôi hoảng quá, tìm mọi cách giết hết chúng. Giờ tôi không dám mở cửa ra nữa."
Kiến ba khoang tấn công khu chung cư HH Linh Đàm |
Suốt 1 tháng qua, trên diễn đàn facebook của cộng đồng dân cư HH Linh Đàm bàn tán xôn xao về cách phòng, chống kiến ba khoang. Họ kêu gọi phải phun thuốc khử trung cho từng nhà. Tuy nhiên, cách này chưa mang lại hiệu quả. Kiến ba khoang xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Kiến ba khoang đốt khiến da phồng rộp |
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Ccnh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến.
Trả lời trên VTC, TS Nguyễn Xuân Quang, trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cho biết, trên cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại.