Kiện đòi quyền con người cho voi 51 tuổi

Phương Thanh (dịch)
21/05/2022 - 05:52
Kiện đòi quyền con người cho voi 51 tuổi

Tòa án New York đang xem xét đơn đệ trình đòi nhân quyền cho một cá thể voi tại vườn thú Mỹ. Ảnh: Reuters

Tòa án Tối cao New York (Mỹ) đã nhận đơn kiện đòi nhân quyền cho một cá thể voi 51 tuổi, sống tại vườn thú Bronx của nước này trong suốt 45 năm qua.

Tổ chức phi lợi nhuận Nonhuman Rights Project (NRP), một tổ chức bảo vệ quyền lợi của động vật của Mỹ có trụ sở tại Coral Springs, đã đệ đơn yêu cầu Tòa án New York công nhận nhân quyền của voi Happy. Happy là một cá thể voi châu Á, 51 tuổi, đã sống tại sở thú Bronx, thuộc New York (Mỹ) trong suốt 45 năm qua.

Phiên tòa diễn ra vào ngày 18/5/2022, xoay quanh vấn đề "Voi có quyền con người không?". NRP trình bày rằng Happy là một cá thể voi tự chủ và có sự phức tạp trong phương diện nhận thức. Vì vậy, voi nên được hưởng quyền kháng lại việc giam cầm bất hợp pháp - một trong những quyền mà con người được có. Tuy nhiên, phản biện lại nhận định trên, sở thú Bronx cho biết, voi Happy được chăm sóc tốt trong suốt thời gian qua và việc voi sinh sống ở vườn thú không phải là hành vi giam cầm bất hợp pháp.

Steven Wise (Mỹ), nhà sáng lập NRP khẳng định: "Voi Happy có quyền tự do về thân thể là tất cả điều chúng tôi muốn cho mọi người thấy lần này. Vì vậy, Happy không chỉ có phần "con", nó đã có phần "người". NRP cũng mô tả vườn thú Bronx như một "nhà tù" đối với cuộc sống của voi Happy.

Trong phiên điều trần, Tòa án New York đã hỏi luật sư hai bên thế nào là định nghĩa của nhân quyền và các yếu tố để đạt được quyền con người cũng như quyền tự chủ. Phía tòa án cũng yêu cầu nguyên đơn trình bày chứng cứ khiến họ cho rằng voi Happy có quyền tự chủ và nên được chuyển khỏi Bronx.

NRP giải thích họ đòi quyền cho Happy dựa trên cơ sở đây là con voi đầu tiên vượt qua bài kiểm tra nhận thức vào năm 2005. Nhóm này nói voi Happy đã liên tục chạm vào chữ X màu trắng được vẽ trên trán nó khi soi gương. Nhóm luật sư cũng kết luận voi Happy rất tự chủ và thông minh. NRP khẳng định nếu Tòa án New York công nhận nhân quyền, đây sẽ là con voi có quyền con người và phải được thả tự do.

Đại diện phía NRP cho biết, nhóm đang tìm cách đưa Happy về sống tại một trong hai khu bảo tồn voi của đất nước. Tại đây, Happy sẽ có môi trường và không gian sống rộng rãi hơn cũng như có thể tương tác với bầy đàn và các cá thể voi khác.

Mặt khác, tranh luận về yêu cầu từ phía NRP, Kenneth Manning, người điều hành sở thú thuộc Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), nói: "Nếu muốn viết lại toàn bộ quy định và cấp cho động vật những quyền chúng chưa từng có thì cần nên đưa ra trước cơ quan lập pháp". Phía vườn thú Bronx phản đối việc thả Happy vì điều này có thể dẫn đến những hành động và yêu cầu tương tự trong tương lai.

vuon-thu-de-ran-doc-xong-chuong-tau-thoatdocx-1565539978804.webp

Vườn thú Bronx (Mỹ) nơi voi Happy sống trong suốt 45 năm qua. Ảnh: Internet

Trong trường hợp Happy được công nhận nhân quyền, nhiều động vật khác đang sinh sống trong các sở thú trên toàn quốc phải được thả hoặc chuyển đến các khu bảo tồn. Trường hợp của voi Happy là một phần của dự án mang lại nhân quyền cho các động vật mà NRP cho rằng là động vật phức tạp về mặt nhận thức. Trước đó, tổ chức đã thua trong vụ kiện đòi nhân quyền cho hai cá thể tinh tinh khác.  Vụ kiện về voi Happy được tổ chức khởi động vào năm 2018 nhưng đã thua ở một số tòa án cấp thấp trước khi đến Tòa án New York.

Ken Manning, một trong những luật sư đại diện cho sở thú Bronx trình bày với Tòa phúc thẩm New York rằng Happy không phải chịu hoặc bị giam giữ "như nhà tù". Ông cũng lập luận rằng việc trao cho Happy quyền tự do về thân thể sẽ khiến cá thể voi này xếp vào cùng hàng với con người một cách sai trái.

Happy thuộc giống voi châu Á, đã ở sở thú từ năm 1977 và được nhốt riêng với những con voi khác trong khu đất rộng 0,4 ha. Ban quản lý sở thú khẳng định các điều kiện nuôi nhốt Happy đều tuân thủ luật pháp.

Dự kiến, Tòa án New York sẽ đưa ra phán quyết trong vài tháng tới.

Nguồn: The Washington Post
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm