Kiểu cắt móng tay trông gọn gàng nhưng có thể gây mưng mủ, nhiễm trùng huyết

Mỹ Diệu
26/04/2023 - 07:57
Kiểu cắt móng tay trông gọn gàng nhưng có thể gây mưng mủ, nhiễm trùng huyết
Cắt móng tay là việc bình thường của mọi người, thỉnh thoảng khi móng dài ra chúng ta mới cần cắt tỉa. Tuy nhiên, làm nó sai cách đôi khi có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không lường.

Trong cấu tạo cơ thể con người, móng tay là một bộ phận vô cùng đặc biệt. Ngoại trừ cấu trúc tế bào của ma trận móng có thể mọc ra khỏi bản móng, các cấu trúc khác không có cấu trúc tế bào, một khi bị tổn thương thì không thể tự sửa chữa mà chỉ có thể chờ móng mới mọc ra. Móng tay mọc rất chậm, khoảng 1cm sau mỗi 3 tháng và móng chân dài khoảng 1cm sau mỗi 9 tháng. Con số này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, môi trường sống và tình trạng thể chất của mỗi người.

Đối với mọi người, đặc biệt là những người không có ý định nuôi móng, khi móng mọc dài ra, việc chúng ta thường làm chắc chắn là cắn ngắn nó đi. Tuy nhiên, có một kiểu cắt móng tay trông gọn gàng, sạch đẹp nhưng có thể gây mưng mủ, nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đó chính là cắt móng tay thật ngắn để không phải cắt thường xuyên.

Nguy hiểm khi cắt móng tay sai cách

Nếu cắt móng quá ngắn dễ dẫn đến móng mọc ngược (tức là móng mọc vào thịt), trường hợp nặng còn có thể gây viêm quanh móng. Tại sao nó gây ra móng mọc ngược? Như chúng ta đã biết, da của chúng ta có tính đàn hồi, nếu móng tay bị cắt quá ngắn, các đầu móng sẽ bị mô da bao bọc, giống như bị "ăn thịt".

Kiểu cắt móng tay trông gọn gàng, sạch đẹp nhưng có thể gây mưng mủ, nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng mà nhiều người vẫn làm - Ảnh 2.

Khi móng tiếp tục phát triển và các cạnh đi sâu vào rãnh móng sẽ gây sưng đỏ và đau nhức cục bộ ở các ngón tay. Để giảm bớt cơn đau, một số người chọn cách tiếp tục cắt ngắn móng tay, điều này ngược lại tạo thành một vòng luẩn quẩn, vết cắt càng ngắn thì tình tràng càng nghiêm trọng hơn, hậu quả là dẫn tới paronychia.

Paronychia là cấu trúc lõm ở cả hai bên móng, nó là một phản ứng viêm do nhiễm vi khuẩn sau khi da bị tổn thương vì các yếu tố như đùn giữa móng và móng. Nếu không được xử lý đúng cách không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn khiến vùng da ở rãnh móng bị tổn thương, mưng mủ, nặng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, việc cắt móng tay quá ngắn, các chấn thương bên ngoài khác, rách ngạnh, đi giày ép chân… cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm quanh móng cần đặc biệt lưu ý.

Nói chung, nếu tình trạng móng mọc ngược của bạn nghiêm trọng, đã có xu hướng viêm nhiễm, có mủ, triệu chứng đau nhức rõ ràng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. Đừng tùy tiện nhờ thợ làm móng giải quyết, vì đối với tình trạng móng mọc ngược nặng, thợ làm móng chỉ có thể "điều trị triệu chứng chứ không trị tận gốc" và móng mọc ngược rất có thể sẽ tái phát.

Học cách cắt móng tay đúng cách

Cắt móng tay không đúng cách có thể gây ra rất nhiều tổn thương, vậy cắt móng tay như thế nào là đúng?

- Để tránh thói quen "cắt trọc" móng tay, hãy giữ lại 1~2mm phần móng mọc ra và không cắt hết;

- Khi cắt móng tay, về cơ bản chiều dài của cả hai đầu bằng nhau, tránh cắt hai đầu móng quá ngắn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng nên chú ý đến việc giữ gìn và vệ sinh móng tay, chẳng hạn như không được cắn hoặc tùy ý cạy móng tay. Nếu móng mọc ngạnh, hãy dùng bấm móng tay để cắt nó đi thay vì xé mạnh và gây ra vết thương lớn hơn.

Ngoài ra, đối với những bạn thích làm móng nghệ thuật, nếu cần tẩy da chết trên móng và cắt biểu mô móng khi làm móng, bạn phải chú ý khử trùng dụng cụ và thao tác hợp lý để tránh chảy máu, tổn thương biểu mô móng, và nhiễm trùng do hoạt động không đúng cách. Ngoài ra, không nên tiếp xúc với đèn soi móng quá thường xuyên, nếu không sẽ dễ làm cho móng và vùng da xung quanh khô hơn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nguồn: Kknews
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm