Kinh nghiệm giúp cha mẹ có con tuổi teen biến điều bất thường thành bình thường

30/06/2018 - 16:16
Nhiều bố mẹ sốc khi phát hiện con tuổi teen xem phim sex. Nhiều ông bố, bà mẹ phát hoảng khi nghe con học lớp 10 nói rằng “học sinh xem phim sex là chuyện phổ biến"… Làm thế nào để cha mẹ có con tuổi teen coi đó là điều bình thường?

Nên lờ đi coi như không biết hay nên nói chuyện với con về phát hiện của mình? Nếu cần nói chuyện thì phải bắt đầu thế nào? Có nên giải thích cặn kẽ nếu đột nhiên con hỏi về “chuyện nhạy cảm” không? Hàng loạt những câu hỏi như thế như được đặt ra từ sự lo âu nặng trĩu của những phụ huynh có con tuổi teen.

phim-sex.jpg
Nhiều cha mẹ sốc khi phát hiện con xem phim sex. Ảnh minh họa

 

Hàng loạt kiểu cấm đoán như kiểm tra lịch sử truy cập mạng, khóa mạng, thu máy tính… giống như việc “công an bắt gián điệp”. Nhưng ở đây “gián điệp” ngày càng thông minh, giỏi công nghệ hơn nên “công an” có kiểm soát gắt gao thế nào cũng sẽ “lọt lưới”…

Có một điều mà bố mẹ nên tham khảo, bố mẹ cũng phải có kỹ năng biến cái to thành nhỏ, cái bất thường thành bình thường trước đã. Có như thế mới bình tĩnh, cởi mở khi trao đổi với con, giúp con loại bỏ những điều có hại. Sự tò mò, thích khám phá, thích thử những điều người lớn cộng hưởng với sự chuyển biến về tâm sinh lý, đấy là quy luật tự nhiên của mỗi người. Bố, mẹ khó có thể thành công nếu đóng vai “ngăn cấm”, tốt nhất nên đóng vai tư vấn, trở thành người đồng hành với con…

teen-2.jpg
Thạc sĩ Vũ Thu Hà, nhà báo Chu Hồng Vân trong buổi chia sẻ với các cha mẹ về các vấn đề của con tuổi teen

 

Thay vì hỏi “Điểm số thế nào?” liệu bố mẹ có thể hỏi “Sức khỏe con thế nào?” là con vui lắm rồi, vui đến phát khóc. Nhưng lại không phải như thế. Ngày nào con cũng phải nghe nhắc nhở là con cả thì phải làm gương, phải thế này, thế kia.

 

Trong mắt bố mẹ, con lười biếng, không biết giúp đỡ bố mẹ. Những lúc thi hay kiểm tra, lúc nào con cũng phải cố gắng làm tốt nhất có thể. Không phải vì con yêu thích việc học mà vì con sợ. Con sợ bố mẹ sẽ không được ngẩng cao đầu khoe với người ngoài. Sợ bố mẹ thất vọng. Nhưng những cố gắng của con hình như không chạm tới bố mẹ thì phải vì cụm từ “con nhà người ta” vẫn được mang ra để so sánh. Sự so sánh với con người khác của bố mẹ khiến con không muốn tiếp xúc với ai, chỉ muốn nhốt mình trong nhà và mong sao con thể thoát khỏi sự hỗn loạn này…”.

“Nếu bố mẹ so sánh em với GS Ngô Bảo Châu hay so sánh với bạn A, B nào đó ở Mỹ, Pháp, kể cả châu Phi cũng được nhưng em ghét nhất bị so với thằng Đạt, hàng xóm nhà em…".

Xung quanh việc so sánh con với ai đó, tưởng như chỉ là sự buột miệng nói ra, là việc không kiềm chế cơn giận của cha mẹ sẽ qua đi như gió thoảng nhưng lại để lại trong đầu trẻ thật nhiều điều suy nghĩ. Sau trải nghiệm với chính con mình tôi bắt đầu quan sát và nhận ra việc phản kháng khi bị so sánh với “con nhà người ta” là tâm lý rất phổ biến của tuổi dậy thì.

Trước hết, teen sẽ cảm thấy mất tự tin về bản thân, cảm thấy mình kém cỏi, yếu đuối và tâm lý tiêu cực này có thể kéo dài mãi mãi. Ở lứa tuổi muốn khẳng định bản thân như vậy mà lại bị phủ nhận teen sẽ rơi vào trạng thái tâm lý nặng nề, các con cũng sẽ cảm thấy mình không được yêu thương. Nếu tiếp diễn liên tục tình trạng này có thể dẫn đến cách hành xử phản kháng theo cách hoặc thu mình vào vỏ ốc hoặc cộc cằn lạnh lùng, hoặc buông thả mọi việc muốn ra sao thì ra, hoặc quậy phá vì “đằng nào mình cũng là đứa tồi tệ rồi”. Cuối cùng sự so sánh cũng có thể đánh hỏng một mối quan hệ bạn bè tốt đẹp vốn có của con và khiến con ngại ngần khi kết nối với những bạn mới vì tâm lý “bạn nào cũng sẽ bị đem ra so cho mà xem”.

1001 các vấn đề của tuổi teen nhưng hình như ngoài chuyện học hành, cha mẹ không mấy quan tâm. Nhưng giá như cha mẹ biết con cảm thấy cô đơn không được chia sẻ, căng thẳng và thậm chí tổn thương đến thế nào… Đứng trước một bước chuyển mình quan trọng của cuộc đời, các con cần hơn cả là một người có thể lắng nghe, sẻ chia và thấu hiểu. Mọi điều với con đều là mới mẻ, khác lạ, bởi sự thay đổi về cả thể chất cũng như tâm lý. Tất cả đều có thể trở thành những dấu ấn khó phai trong cuộc đời con.

teen-1.jpg
Những hoang mang, âu lo của cha mẹ về con tuổi teen sẽ được giải đáp trong cuốn sách "Cùng con đi qua tuổi teen" của nhà báo Chu Hồng Vân và thạc sĩ tâm lý Vũ Thu Hà

Những vấn đề của các con tuổi teen và cả những dòng nhật ký do chính teen viết đều xuất hiện trong cuốn sách "Cùng con đi qua tuổi teen" của nhà báo Chu Hồng Vân và thạc sĩ tâm lý Vũ Thu Hà. Những câu chuyện vô cùng chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng sẽ bắt gặp mình trong đó.

 

Cuốn sách giúp cha mẹ hiểu hơn về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, đồng thời chia sẻ những cách ứng xử tế nhị, thông minh. Đồng hành với con, làm bạn của con, cha mẹ có thể cùng con đi qua tuổi teen trong thấu hiểu và yêu thương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm