Sáng nay, có 468/473 các ĐBQH có mặt đã biểu quyết tán thành, chiếm 94,35%, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia, nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm tới việc khai thác, quy hoạch đất đai, nguồn nước, đảm bảo sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi.
Thảo luận về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chiều 6/1, một số đại biểu cho rằng, đối với người bệnh trong quan hệ khám bệnh, chữa bệnh thì thường ở vị trí yếu thế hơn, song dự thảo Luật còn có điều khoản chưa thực sự quan tâm bảo vệ người bệnh.
Tại kỳ họp bất thường diễn ra vào chiều 5/1, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với 476/484 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Theo chương trình, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra trong 4 ngày, khai mạc ngày 5/1 và dự kiến bế mạc ngày 9/1/2023.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 11, sáng nay (12/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Chiều 11/1, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội tiến hành biểu quyết với 424 đại biểu tán thành (chiếm 84,97%) thông qua Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thảo luận chiều 7/1, một số ĐBQH cho rằng, trước tác động của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ phải tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có tỷ lệ cao gấp đôi so với nam giới. Nên họ cần có sự hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Tại phiên thảo luận sáng 7/1, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, phần lớn lao động làm công việc giản đơn, người cao tuổi, lao động tự do lại càng yếu thế hơn trong đại dịch. Vì vậy, rất cần tăng gói hỗ trợ để đảm bảo an sinh xã hội bền vững hơn.
Tại phiên thảo luận tại tổ chiều 6/1, nhiều đại biểu đề nghị việc xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cần có những giải pháp có tính khả thi, căn cơ đảm bảo đời sống cho người dân vùng giải phóng mặt bằng của dự án.