Kỹ thuật mới phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp

04/06/2017 - 16:13
Nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Mắt miền Tây (Mỹ), do GS. Francesca Cordeiro đứng đầu, vừa phát triển thành công kỹ thuật mang tên DARC, có thể giúp giải quyết nguyên nhân lớn nhất gây mù lòa không hồi phục trên toàn thế giới-bệnh glôcôm (tăng nhãn áp).
Bệnh glôcôm ảnh hưởng đến 60 triệu người trên thế giới, cứ 10 người mắc bệnh thì có 1 bị mất thị lực cả hai mắt. Phát hiện sớm đồng nghĩa với việc các bác sĩ có thể bắt đầu điều trị trước khi thị lực có dấu hiệu suy giảm.
p.jpg
Ảnh minh họa
Kỹ thuật trên cũng có khả năng chẩn đoán sớm các bệnh thoái hóa thần kinh khác, bao gồm bệnh Parkinson, Alzheimer và xơ cứng rải rác.

Giảm thị lực ở bệnh nhân bị tăng nhãn áp là do các tế bào ở võng mạc đáy mắt bị chết.
Tình trạng này được gọi là chết tế bào theo chương trình. Cũng như các bệnh thoái hóa thần kinh khác, tế bào thần kinh sẽ bị mất đi ngày càng nhiều khi bệnh tiến triển.
glocom.jpg
Hình ảnh mắt bị glô côm     Ảnh minh họa
Để phát hiện bệnh tăng nhãn áp, kỹ thuật sử dụng một chỉ dấu huỳnh quang đặc hiệu gắn với protein của tế bào khi tiêm vào bệnh nhân. Các tế bào “ốm yếu” sẽ biểu hiện thành những chấm huỳnh quang trắng khi soi đáy mắt. Các nhà nghiên cứu hy vọng, kỹ thuật này có thể giúp phát hiện bệnh về mắt sớm.

Các thử nghiệm lâm sàng ban đầu được thực hiện trên một số bệnh nhân glôcôm và người khỏe mạnh. Kết quả đã xác định được độ an toàn của phương pháp này đối với bệnh nhân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm