Kỳ vọng vào hỏi ‘nhanh đáp gọn’ trong phiên chất vấn ở Quốc hội

01/06/2018 - 10:06
Phiên chất vấn các tư lệnh ngành của Quốc hội luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu. Với phương thức "hỏi nhanh đáp gọn" của kỳ họp này, các đại biểu kỳ vọng gì về trả lời của các thành viên Chính phủ được lựa chọn đăng đàn trước nhiều vấn đề nóng?

Trao đổi bên lề Quốc hội, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng, đây là kỳ chất vấn có những điểm mới về phương thức. Theo đó chủ tọa mời từng đại biểu nêu câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu nêu 1 câu hỏi và hỏi trong vòng 1 phút. Thời gian trả lời quy định là 3 phút cho mỗi câu, mỗi lượt trả lời 3 câu.

“Cách thức này theo tôi sẽ tăng tính chất vấn. Trước đây, mỗi đại biểu có thể nêu 2 - 3 câu hỏi, lúc trả lời các thành viên Chính phủ sẽ gom vấn đề, theo nhóm rồi trả lời, dẫn đến việc trả lời chưa sát và mang tính tổng thể. Nhưng cách thức mới sẽ khiến câu trả lời cần đúng vào câu hỏi, đồng thời sẽ tiết kiệm được thời gian” – đại biểu Tất Thắng nói.

thang.jpg
Đại biểu Phạm Tất Thắng kỳ vọng vấn chất lượng khi có cách thức chất vấn mới. Ảnh: VPQH
 

Một điều khiến ông Phạm Tất Thắng tâm đắc nữa trong kỳ hop này là dành trọn vẹn 3 ngày cho phần chất vấn (trước đây là 2,5 ngày). “Chúng tôi hi vọng phiên chất vấn tại kỳ họp này sẽ đề cập trực tiếp, sâu những vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm” – ông Thắng cho hay.

Với cách chất vấn mới này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cũng bày tỏ rằng sẽ đòi hỏi Bộ trưởng đi thẳng vào vấn đề, đại biểu hỏi gì thì Bộ trưởng nói cái đó, còn những thông tin, số liệu không nắm ngay được thì có thể trả lời sau bằng văn bản. Cách này cũng tránh việc các bộ trưởng “tranh thủ” báo cáo thành tích câu giờ.

“Tôi kỳ vọng rằng giám sát hiệu quả nhất vẫn là thể hiện tại phiên chất vấn. Như thế này thì tất cả đại biểu đều biết, cử tri, Chính phủ đều biết và phải quan tâm hơn vì người ta đã đặt lên bàn nghị sự” – bà Thúy nói.

thuy.jpg
Đại biểu Kim Thúy mong muốn các bộ trưởng trả lời thẳng vấn đề được chất vấn. Ảnh: VPQH
 

Nói về các lĩnh vực được chọn chất vấn, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng đây là 4 nhóm vấn dề được đại biểu quốc hội cũng như xã hội rất quan tâm, đề có các vấn đề nóng, gây bức xúc xã hội.

Nói về sự quan tâm của cá nhân, bà Thúy cho biết đó là lĩnh vực giáo dục. Theo bà, đất nước đang trong quá trình cải cách giáo dục, việc yêu cầu đổi mới toàn diện, căn bản trên thực tế đặt ra hiều việc cần phải làm và điều chỉnh.

“Chúng ta còn phải điều chỉnh nhiều vấn đề, từ vấn đề pháp luật đến chính sách cụ thể, từ văn bản dưới luật đến việc tổ chức thực hiện, qua đó làm sao thay đổi được cả nhận thức từ cấp cơ quan quản lý đến nhận thức của mỗi người dân và toàn xã hội về lĩnh vực này. Đây là vấn đề mà các đại biểu cũng như cử tri quan tâm vì nó gắn rất sát sườn với mỗi gia đình, mỗi con em chúng ta” – bà Thúy chia sẻ.

4 nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội (diễn ra từ  4-6/6/2018):

- Giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT. Người chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.

- Công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là trong quản lý, sử dụng đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng. Tình trạng ô nhiễm lưu vực sông và kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, thực trạng xử lý rác thải và giải pháp, các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà có trách nhiệm trả lời chính.

- Chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập, tình trạng xuống cấp về chuẩn mực đạo đức, lối sống tron ngành giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chịu trách nhiệm trả lời chính.

- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chính về nhóm vấn đề thứ tư là thực trạng thị trường lao động, công tác quản lý xuất khẩu lao động, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm sau đào tạo; Tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục đối với trẻ em.

Ngoài ra, một số Phó Thủ tướng và Bộ trưởng các Bộ liên quan sẽ tham gia “chia lửa” cùng với 4 thành viên Chính phủ trên.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm