Nhu cầu i-ốt của con người
Theo BS.CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM, nhu cầu i-ốt của trẻ em từ 0-6 tuổi là 90mcg/ngày, trẻ từ 7-12 tuổi cần 120mcg/ngày, trẻ trên 12 tuổi cũng như người trưởng thành đều cần 150mcg i-ốt/ngày. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần lượng I-ốt cao hơn, là 200 mcg/ngày.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được i-ốt mà phải được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Trong khi đó, phần lớn nguồn thực phẩm chứa i-ốt trong tự nhiên lại không nhiều. Một số ít thực phẩm có lượng i-ốt cao như phô mai (200µg /100g), trứng gà (169µg/100g), lươn, hải sản (60µg/100g), sữa bột tách béo (130µg/100g), sữa bột toàn phần (110 µg/100g), tảo biển (92 µg/100g), bắp cải (20µg/100g)… còn lại phần lớn thực phẩm thường rất nghèo i-ốt. Không những thế, i-ốt dễ hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn.
Để cung cấp đầy đủ i-ốt cho cơ thể, tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị nên sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày và trong chế biến thực phẩm. Đây là giải pháp tăng cường hiệu quả, kinh tế, đã được sử dụng trên 100 nước khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hầu hết các bà nội trợ thường sử dụng hạt nêm thay cho muối trong nêm nếm, chế biến thức ăn do tính tiện lợi và khả năng làm gia tăng hương vị đậm đà cho món ăn của hạt nêm. Vậy làm thế nào để vẫn có thể đảm bảo việc bổ sung i-ốt cho gia đình?
Giải pháp từ các chuyên gia
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM (Sở Y tế TP.HCM) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng”, sử dụng các phương pháp thử nghiệm, phân tích hóa lý để xây dựng thành phần công thức và quy trình hạt nêm i-ốt chuẩn. Với sự hợp tác của công ty UNIBEN, đề tài đã thử nghiệm và sản xuất thành công trên hạt nêm “3 Miền”.
Nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng hạt nêm i-ốt “3 Miền” sẽ tạo ra sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/ngày, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95.6 ± 50.1 mcg/ngày). Mùi vị thơm ngon của món ăn vẫn được đảm bảo.
Chia sẻ lý do tại sao thường xuyên sử dụng sản phẩm hạt nêm “3 Miền”, chị Ái Vân, 29 tuổi, ở Tân Bình, TPHCM chia sẻ: “Sau khi được các bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn, tôi luôn sử dụng hạt nêm có bổ sung i-ốt trong nêm nếm thc ăn để đảm bảo cung cấp lượng i-ốt cần thiết, giúp phòng bệnh cho cả gia đình. Hạt nêm bổ sung i-ốt “3 Miền” cho hương vị món ăn thơm ngon, đậm đà, có công thức được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu phát triển nên tôi rất tin tưởng” |