pnvnonline@phunuvietnam.vn
Lào Cai: Phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực tham gia ý tưởng kinh doanh
Đó là những ý tưởng: “Phát triển nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch” sản phẩm quả dâu tây" của tác giả Đỗ Thị Kim Dung, Hợp tác xã Thắng Lợi (Sa Pa); “Trồng, sản xuất các sản phẩm từ cây tam thất" của tác giả Vũ Thị Nhung (Si Ma Cai); “Nhóm sở thích vẽ sáp ong thổ cẩm” của tác giả Tẩn Thị Giả (Sa Pa) đã được gửi về TƯ Hội LHPN Việt Nam để dự thi Ngày phụ nữ khởi nghiệp năm 2020.
Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã tổ chức các diễn đàn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, đánh giá lựa chọn doanh nghiệp xã hội, chia sẻ chính sách hỗ trợ vốn vay đối của các ngân hàng trên địa bàn đối với các doanh nghiệp và nhiều hoạt động thiết thực khác.
Cụ thể, Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã phối hợp các cơ quan liên quan thành lập 2 hợp tác xã: Hợp tác xã rượu men lá Na Lang, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, với 46 thành viên và Hợp tác xã Mường Hoa, xã Tả Van, huyện Sa Pa, với 11 thành viên. Hỗ trợ kiểm nghiệm chất lượng và cấp mã số, mã vạch cho sản phẩm xà phòng thảo dược của HTX cộng đồng Dao đỏ xã Tả Phìn và cho các tổ hợp tác sản xuất rau, củ quả sấy tại tổ 1 thị trấn Sa Pa, miến dong xã Hòa Mạc, tương ớt Nà Lộc huyện Văn Bàn…
Điểm nhấn quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phụ nữ khởi nghiệp đó là Hội phụ nữ các cấp đã hỗ trợ hội viên làm thủ tục về giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký nhãn mác, bao bì cho sản phẩm; hỗ trợ kiểm nghiệm chất lượng và cấp mã vạch cho các tổ hợp tác và hộ sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các tổ hợp tác, hộ kinh doanh như: Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm tại cửa hàng Tả Phìn, Tả Van, Nậm Sài (Sa Pa) và cửa hàng chuyên về sản phẩm thổ cẩm tại Hà Nội, Hội An (Quảng Nam) và trên sóng truyền hình cáp Nhật Bản; các sản phẩm thổ cẩm và xà phòng được giới thiệu tại Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ TPHCM, Hà Nội…