Tại phiên thảo luận chiều 17/6, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, "lao động chui" không có hợp đồng phải đối diện với nhiều rủi ro, bị bạo lực, xâm hại; không được hưởng chính sách hỗ trợ. Các đại biểu cũng kiến nghị đưa đối tượng này vào điều chỉnh trong dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Đó là khẳng định của ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), bên lề hội nghị “Truyền thông về việc làm” do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức vào sáng 23/8 tại Thái Nguyên.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, có 9 công dân Việt Nam tử nạn khi vượt biên từ Trung Quốc sang Đài Loan (Trung Quốc). Khi hay tin dữ, những người mẹ, người vợ ở quê nhà hoàn toàn suy sụp trước mất mát quá lớn.
Việt Nam và Hàn Quốc nối lại việc tiếp nhận lao động với “hạn ngạch” 3.500 lao động từ năm 2016. Tuy nhiên, số lượng lao động được tiếp nhận hằng năm phụ thuộc vào mức độ giảm tỷ lệ lao động Việt Nam làm “chui” ở nước này.
Mức xử phạt lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài lên tới 100 triệu đồng. Mới đây, Chính phủ đã thống nhất: Lao động “chui” tại Hàn Quốc tự nguyện về nước sẽ được tạm miễn xử phạt.
Từ tháng 5/2016, trong số khoảng 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc bất hợp pháp tại Thái Lan sẽ có cơ hội chuyển thành lao động hợp pháp tại nước này theo 2 ngành nghề đánh bắt thủy hải sản và xây dựng.
Cảnh sát khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) vừa bắt 9 người Trung Quốc vì tổ chức đưa 108 lao động Việt Nam vượt biên trái phép để đến các nhà máy ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến làm việc.
Sau khi về quê ăn Tết, ba đối tượng này đã tổ chức đưa 17 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động.
Theo cơ quan điều tra công an tỉnh Hòa Bình vừa phá chuyên án, bắt tạm giam Quách Đức Thường trú tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.