Lời khuyên của bác sĩ dành riêng cho phụ nữ mang thai và trẻ em mắc bệnh tiểu đường

08/11/2018 - 20:53
Theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu phụ nữ đang mắc tiểu đường nhưng muốn sinh con, nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai để có kế hoạch kiểm soát bệnh và hạn chế tác hại xấu lên đứa trẻ tương lai.
benh-tieu-duong-0.jpg
Đái tháo đường trong thai kỳ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai nếu bạn tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Ngược lại, bệnh sẽ gây hậu quả về lâu về dài, không đáng có cho cả mẹ và bé

Phụ nữ đang mắc tiểu đường muốn sinh con phải theo chỉ định của bác sĩ

 
Theo bác sĩ Chuyên khoa II, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu  Bệnh viện Xây Dựng Lê Thái Ninh, cho biết: Với phụ nữ, việc điều trị đái tháo đường không khác nam giới, nhưng riêng đối với phụ nữ khi mang thai, phải thăm khám quản lý thai nghén định kỳ để phát hiện tiểu đường thai kỳ nhằm điều trị kịp thời.
Tiểu đường thai kỳ là một thể bệnh có thể gặp ở phụ nữ không có tiền sử tiểu đường trước đó nhưng khi mang thai thì đường máu tăng cao.
 
nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tieu-duong-thai-ky.jpg
Những xét nghiệm đái tháo đường rất đơn giản, không gây đau đớn, không ảnh hưởng gì đến bạn và thai nhi

 

Do đó, nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao. Vì vậy, cần phải tiếp tục điều trị để theo dõi và quản lí lượng đường huyết. Nếu phụ nữ đang mắc tiểu đường nhưng muốn sinh con, nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai để  có kế hoạch kiểm soát bệnh và hạn chế tác hại xấu lên đứa trẻ tương lai.
 
Trước khi chuẩn bị mang thai với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nên:
 
- Phân tích nước tiểu để tầm soát biến chứng tiểu đường ở thận
 
- Các xét nghiệm chỉ số triglyceride và cholesterol trong máu
 
- Khám mắt để tầm soát các bệnh về mắt phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường như tăng nhãn áp , đục thủy tinh thể và bệnh về võng mạc
 
- Xét nghiệm chức năng của thận và gan
 
- Khi chuẩn bị kế hoạch mang thai, chị em cần loại bỏ những thói quen xấu và bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu bị tiểu đường, chị em cần lưu ý kiểm soát lượng đường trong máu ở mức vừa phải.
 
 
Ngày càng nhiều trẻ em mắc tiểu đường
 
Bác sĩ Lê Thái Ninh cũng cho hay, lượng trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang khá phổ biến. Cách đây 2 ngày, bác sĩ đã điều trị cho một cháu bé 12 tuổi hôn mê do tăng đường máu, cháu được phát hiện đái tháo đường từ năm 4 tuổi. 
 
tieu-duong-o-tre-em-1.jpg
Nếu không được phát hiện và quản lý bệnh đái tháo đường tốt, sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của trẻ

 

 Chính vì thế, việc ngăn ngừa chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em là việc làm cần thiết của bố mẹ và gia đình. Và nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái tháo đường ở trẻ chính là do ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh và trẻ ít tham gia hoạt động. 
 
 
Hiện nay, phương pháp cụ thể và hiệu quả nhất để giảm thiểu khả năng bị tiểu đường ở trẻ là:
 
Ăn uống lành mạnh: Cho trẻ ăn thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, bánh mì, trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa và thịt nạc vì chúng giúp ngăn ngừa tăng cân, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.
 
Hạn chế ăn và uống thực phẩm nhiều đường: Như nước ngọt, nước có ga, đồ ăn nhanh...
 
Vận động nhiều: Khuyến khích cho trẻ vận động đều mỗi ngày như chơi bóng, chạy, thể dục để kích thích sự vận chuyển chất đường vào trong tế vào và cải thiện khả năng phản ứng của cơ thể với Insulin (hormone Insulin có vai trò kiếm soát lượng đường trong máu, liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường).
 
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng những biện pháp trị tiểu đường cho người lớn áp dụng với trẻ em như cho con uống các loại lá mật gấu, cây, lá rừng.
 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm