Mâm lễ truyền thống “thay áo mới” đón Tết Đoan Ngọ

Vân Anh
21/06/2023 - 11:30
Mâm lễ truyền thống “thay áo mới” đón Tết Đoan Ngọ

Đa dạng mâm lễ để người tiêu dùng lựa chọn

Vẫn là những món hoa quả, bánh truyền thống của dân tộc, nhưng được bày biện, trang trí đẹp mắt, các mâm lễ phục vụ cho ngày giết sâu bọ đang trở thành lựa chọn của nhiều gia đình trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch).

Ngày Tết Đoan Ngọ năm nào chị Nguyễn Phương Thảo (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đi chợ từ sớm tự tay chuẩn bị cho mâm cúng của gia đình. Chị Thảo chia sẻ, đồ lễ cũng chỉ đơn giản là hoa tươi và những loại trái cây theo mùa như quả vải, quả mận, thêm một hũ rượu nếp, mấy đòn bánh gio là đủ.

"Bây giờ mua sắm tiện lắm, các cửa hàng đều chuẩn bị sẵn có các combo đồ lễ vật trọn gói để những chị em bận rộn lựa chọn. Không chỉ thế, đồ lễ còn được đặt vào các mẹt tre, kệ hai tầng trang trí vừa đẹp mắt nhưng vẫn rất dân giã, theo đúng tinh thần của ngày lễ truyền thống của cha ông, rất tiện lợi cho người nội trợ", chị Thảo cho biết thêm.

Mâm lễ truyền thống “thay áo mới” đón Tết Đoan Ngọ  - Ảnh 1.

Mâm đồ lễ cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại thực phẩm truyền thống của người Việt

Theo phong tục truyền thống, Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, được thực hiện vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Năm 2023, ngày Tết này diễn ra vào ngày 22/06 dương lịch.

Truyền thuyết kể lại rằng, một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ bỗng nhiên kéo đến phá hoại. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ thì có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh gio (bánh tro), trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Từ đó, ngày 5/5 được gọi là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Mâm lễ truyền thống “thay áo mới” đón Tết Đoan Ngọ  - Ảnh 3.

Bánh gio (bánh tro) là món bánh không thể thiếu trong ngày này

Với người nông dân Việt Nam, nếu Tết Nguyênđ án là Tết khởi đầu cho một năm mới, thì Tết Đoan Ngọ là khởi đầu cho mùa vụ. Người Việt thường làm lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu không bị sâu bọ quấy nhiễu. Tết Đoan Ngọ còn có thêm ý nghĩa là thời điểm để gia đình sum họp, cùng nhau trừ bỏ các bệnh sâu bọ, ký sinh trong con người. Với ý nghĩa như vậy, lễ cúng cho ngày tết đặc biệt này thường gồm những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... và một số vật phẩm được bố trí theo tùy mỗi gia đình và vùng miền để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật…

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại, nhiều nhà cung cấp đã giới thiệu các mâm lễ trọn gói để phục vụ các gia đình trong ngày Tết Đoan Ngọ. Điểm nhấn trên thị trường năm nay là các đơn vị không chỉ tập trung vào chất lượng mà còn sáng tạo về mẫu mã, hình thức đóng gói để "thay áo mới" cho mâm lễ truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Mâm lễ truyền thống “thay áo mới” đón Tết Đoan Ngọ  - Ảnh 4.

Mâm lễ được đựng trên những chiếc mẹt tre xinh xắn

"Tết Đoan Ngọ năm nay rơi vào giữa tuần nên không thể tránh khỏi sự bận bịu, các chị em thường không đủ thời gian để chuẩn bị một mâm lễ đủ đầy, đẹp mắt, nên chúng tôi đã chuẩn bị một bộ sưu tập khoảng 10 mâm lễ khác nhau, với đủ mọi phân khúc giá cả để lựa chọn. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể thoải mái mua sắm qua hình thức online rất nhanh chóng, tiện lợi", chị Giang, một nhà cung cấp đồ lễ tại Q. Tây Hồ, Hà Nội cho biết.

Mâm lễ truyền thống “thay áo mới” đón Tết Đoan Ngọ  - Ảnh 5.

Đa dạng sản phẩm để các gia đình lựa chọn

Cũng vẫn là những loại bánh trái chuẩn bị để cúng tết Đoan Ngọ, như các loại trái cây (vải, mận, đào…), rượu nếp, bánh tro, xôi, cốm, chè bà cốt, bánh xu xuê… song những sản phẩm này được đặt trên những mẹt tre, khay tre nhiều tầng, trang trí thêm hoa sen, hoa cau, hoa cúc, hoa nhài, hoa ngọc lan, hoa móng rồng… để mâm lễ bắt mắt hơn. Tùy theo số lượng, chủng loại, kích thước, một mâm lễ loại cơ bản có giá dao động từ 200.000 đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, cũng có những mâm lễ có giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, có thêm những đồ cao cấp hơn như hoa sen quan âm gấp cánh nghệ thuật, hoa hoàng lan, trái cây nhập khẩu…

Chỉ còn 1 ngày nữa sẽ tới Tết Đoan Ngọ. Đây cũng là thời điểm nhu cầu mua sắm các mâm lễ tăng cao, vì vậy, bạn nên đặt trước tại các nhà cung cấp up tín để ngày tết thêm trọn vẹn.

Một số địa chỉ đặt mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

- Comida Ngon; địa chỉ: số 10, ngõ 450 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 033 807 8140

- An - Đồ lễ, đồ cúng tận tâm; địa chỉ: Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội; ĐT: 0904 727 885

- Nương Bắc, địa chỉ: 86 P. Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, ĐT: 0915210399


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm