Mắt to mắt nhỏ có thể là dấu hiệu của căn bệnh trong hộp sọ

Phan Hằng
17/09/2023 - 17:13
Mắt to mắt nhỏ có thể là dấu hiệu của căn bệnh trong hộp sọ

Ảnh minh họa

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ nhỏ cũng cần cha mẹ chú ý và nên đưa tới bệnh viện khám sớm.

Sau khi sinh con, người mẹ thường rất chú trọng tới từng giai đoạn phát triển của con mình, sợ rằng nếu bỏ qua chi tiết bất thường nào đó có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển.

Một người mẹ giấu tên ở Trung Quốc cho biết mình làm mẹ lần đầu nên thiếu kinh nghiệm nuôi con. Cô cho biết con mình mới được 1 tháng tuổi, gần đây cô phát hiện đôi mắt của con mình có kích thước không đồng đều, bên to bên nhỏ, hình dạng đầu cũng không cân đối.

Cô thắc mắc rằng, liệu đây có phải là di chứng của việc đầu em bé bị chèn ép khi sinh thường hay không, liệu đứa trẻ có phát triển bình thường hay có vấn đề nào khác.

Trước khi đăng ảnh của con mình lên mạng, cô cũng đã đưa con tới bệnh viện khám nhưng không phát hiện gì bất thường. Tuy nhiên, những gì cư dân mạng bình luận khiến cô cảm thấy sợ hãi.

Mẹ lo lắng con mắt to mắt nhỏ, cư dân mạng nhìn qua vội khuyên tới bệnh viện khám bộ phận này - Ảnh 1.

Hình dạng đầu bất thường của đứa trẻ.

Theo đó, một cư dân mạng đề nghị cô tới bệnh viện lớn để kiểm tra, dường như hộp sọ của em bé rất bất thường. Nếu không kiểm tra sớm có thể ảnh hưởng tới ngoại hình và sự phát triển trí tuệ sau này của đứa trẻ.

Bằng cách này, người mẹ này đã nghe theo lời đề nghị của cư dân mạng và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện lớn kiểm tra. Bác sĩ cho biết rất may bé được phát hiện sớm tình trạng bất thường của hộp sọ.

Kết quả chụp X-quang và siêu âm cho thấy 2 khớp vành ở hộp sọ đóng bất thường, phía bên phải đóng, trong khi bên trái chỉ đóng một phần. Nếu tình trạng này không được điều trị, nó sẽ sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Nghe tới đây, người mẹ thở phào nhẹ nhõm khi con may mắn được phát hiện sớm sự bất thường của hộp sọ.

Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng khác cũng bày tỏ sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với người đã khuyên người mẹ nên đưa con đi kiểm tra hộp sọ.

"Anh ta không chỉ hiểu biết rộng mà còn rất tốt bụng, nhờ đó mà đã cứu được đứa bé".

"Nếu là tôi có lẽ tôi cũng không phát hiện được gì, đơn giản nghĩ rằng đầu bé còn mềm nên bị biến dạng chút cũng không sao. Hơn nữa nhiều người cũng có mắt to mắt nhỏ nên tôi nghĩ điều này là bình thường".

"Ồ, hình dạng đầu thế nào là không bình thường? Con tôi 4 tháng tuổi mà đầu cũng bị méo. Tôi luôn nghĩ rằng khi con lớn thì sẽ ổn thôi, có lẽ bây giờ tôi phải đưa con đi kiểm tra ngay".

Để xác định hình dạng đầu của bé có bất thường hay không, bạn có thể quan sát hình dáng bên ngoài của đầu và đo chu vi.

- Đầu to, trán nhô ra phía trước

Khi xương trán phát triển quá mức, khiến trán trông như nhô ra phía trước. Đây có thể là triệu chứng của áp lực nội sọ bất thường hoặc các bệnh lý khác.

Khi quan sát hình dạng đầu em bé, bạn có thể chú ý xem trán của bé có nhô ra bất thường hay không.

Mẹ lo lắng con mắt to mắt nhỏ, cư dân mạng nhìn qua vội khuyên tới bệnh viện khám bộ phận này - Ảnh 2.

- Đầu dẹt, không cân xứng

Nếu nhìn chính diện, bạn sẽ thấy đầu em bé bị dẹt 2 bên, hoặc méo 1 bên, không cân xứng. Sự bất thường này thường xảy ra do bé ngủ cùng một bên hoặc ở cùng một tư thế trong thời gian dài.

Khi quan sát hình dạng đầu, bạn có thể chú ý đến hình dạng hộp sọ của em bé và liệu có sự bất đối xứng rõ ràng giữa trái và phải hay không.

- Đầu biến dạng nhọn hoắt

Vùng phía trước đầu của bé nổi bật hơn vùng phía sau và có hình mỏ chim. Điều này có thể bị gây ra bởi sự đóng bất thường của các khớp vàng của hộp sọ hoặc các rối loạn phát triển của hộp sọ khác.

Khi quan sát hình dáng đầu, bạn có thể chú ý đến độ nhô ra và hình dáng tổng thể của vùng phía trước đầu bé.

- Đầu hơi vuông

Đầu em bé dài, hẹp bất thường, hơi vuông. Điều này có thể do thiếu canxi hoặc là dấu hiệu của các vấn đề phát triển hộp sọ khác.

Khi quan sát hình dạng đầu, bạn có thể chú ý đến chiều rộng từ trước ra sau và hình dạng tổng thể của hộp sọ của bé.

Ngoài quan sát, cách xác định hình dạng đầu của bé có bất thường hay không là đo chu vi vòng đầu để đánh giá sự phát triển của hộp sọ.

Khi bé khoảng 6 tháng tuổi, chu vi vòng đầu khoảng 42cm.

Khi bé khoảng 1 tuổi, chu vi vòng đầu khoảng 45cm.

Khi trẻ khoảng 2 tuổi, chu vi vòng đầu khoảng 47cm.

Trước 10 tuổi, chu vi vòng đầu khoảng 50 cm.

Nếu chu vi vòng đầu dài hơn hoặc ngắn hơn nhiều so với phạm vi bình thường thì có thể cần đánh giá và chẩn đoán thêm về tình trạng của hộp sọ. Cha mẹ nên quan sát nhiều hơn, nếu nhận thấy có gì bất thường nên tới bệnh viện kiểm tra sớm, tránh làm trì hoãn sự phát triển của bé.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm