#MeToo trở thành "cuộc diễu hành ảo" phản đối quấy rối tình dục

25/10/2017 - 23:24
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, trong một tuần qua, hơn một triệu người đăng bài trên các trang mạng xã hội với hashtag #MeToo (Tôi cũng thế) kể về những câu chuyện cá nhân liên quan đến việc bị quấy rối hoặc tấn công tình dục.
624921phumzile_women.jpg
Bà Phumzile Mlambo-Ngcuka, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc Điều hành UN Women . (Ảnh: UN Women)

 
Khi rất nhiều phụ nữ kể lại câu chuyện của mình, chúng ta bắt đầu thấy hình ảnh thực sự của cuộc sống. Những chỉ trích ngày càng gia tăng đã chứng tỏ sự sai trái không thể đo đếm hết. Sự im lặng trước các hành vi quấy rối tình dục đã tạo điều kiện cho nhiều người trở thành thủ phạm mà không bị trừng phạt.

Bà Phumzile Mlambo-Ngcuka, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc Điều hành Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) cho rằng “#MeToo” đã trở thành “cuộc diễu hành ảo” để phản đối những hành động quấy rối tình dục công khai.

“Sự phản đối trực tuyến này rất quan trọng khi mà rất nhiều hành động quấy rối tình dục công khai nhưng lại bị chìm trong im lặng và bị vô hiệu hóa bởi các quy ước xã hội. Những gì chúng ta đang chứng kiến xác nhận tính đúng đắn của việc phải lên tiếng khi phụ nữ cùng xây dựng và hỗ trợ lẫn nhau, còn nam giới thì tham gia thừa nhận vai trò của mình,” bà Phumzile Mlambo-Ngcuka nhấn mạnh.

Theo kết quả khảo sát, số lượng nam giới tham gia vào chiến dịch “#MeToo” là 30%, con số này là rất hứa hẹn nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Sự che đậy một cách ngang nhiên và các sự việc được coi là bình thường đã tồn tại quá lâu. Cả phụ nữ và nam giới đang thay đổi phản ứng của họ đối với các hành vi tấn công tình dục và cùng đoàn kết hành động để các hành vi đó trở nên rõ ràng và không thể dung thứ. 

Bà Phumzile Mlambo-Ngcuka cho hay, những người đàn ông tốt không nên là những khán giả im lặng. Sự tham gia đầy đủ​, tự do của phụ nữ trong xã hội và tại nơi làm việc là rất cần thiết cho tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe cũng như các quyền của họ được tôn trọng. 

“Càng nhiều phụ nữ có vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực công và tư sẽ càng có nhiều cơ hội để thay đổi nền văn hoá tồn tại sự vô hình và miễn truy cứu trách nhiệm đối với thủ phạm quấy rối tình dục,” bà Phumzile Mlambo-Ngcuka nói./.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm