pnvnonline@phunuvietnam.vn
Một quả dừa chứa bao nhiêu calo?
1. Đặc điểm của quả dừa
Dừa được trồng rất nhiều ở Việt Nam trải dài từ bắc vào nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long...
Dừa là loại cây sống lâu năm, thân cây đơn cao 20 - 30 mét, vỏ nhẵn có màu xám hoặc xanh, thân cây được đánh dấu bằng những vết sẹo hình nhẫn do gốc lá rụng để lại. Cây có thể sống lâu đến 100 năm với sản lượng hàng năm từ 50 đến 100 trái dừa một cây.
Quả to bằng đầu người, nặng 1-2 kg, chứa nhiều chất dinh dưỡng, một phần là chất lỏng (nước cốt dừa), một phần là chất rắn (thịt quả). Quả có cảm giác nặng, khi lắc có thể nghe thấy tiếng nước bên trong.
Quả dừa có hai phần: cùi dừa, nước dừa
- Cùi dừa: là phần thịt của dừa và ở dạng cắt nhỏ, có màu trắng. Đây là món quen thuộc đối với những người không sống ở vùng nhiệt đới. Cùi dừa chứa nhiều dầu với hương vị rất nhẹ, hơi ngọt và thơm, nên ăn tươi và bảo quản ở dạng khô hoặc đông lạnh để có thể sử dụng lâu dài.
-Nước dừa: là chất lỏng trong suốt có bên trong trái dừa non, vị thanh nhẹ, thường được uống trực tiếp, giúp hỗ trợ cân bằng điện giải cơ thể. Nước dừa sẽ bị mất giá trị dinh dưỡng nhanh chóng khi tách vỏ, để lâu không uống thì sẽ bắt đầu quá trình lên men.
2. Calo là gì?
Calo là năng lượng được giải phóng khi cơ thể phân hủy (tiêu hóa và hấp thụ) thức ăn. Thực phẩm càng có nhiều calo thì việc cung cấp năng lượng cho cơ thể càng nhiều. Về mặt dinh dưỡng, tất cả các loại thực phẩm như chất béo, protein, carbohydrate hay đường đều là những nguồn cung cấp calo quan trọng mà con người cần để sống và hoạt động. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tiêu thụ đúng lượng calo cho nhu cầu của cơ thể, bởi vì tiêu thụ calo quá thấp hoặc quá cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
3. Một quả dừa chứa bao nhiêu calo?
Một quả dừa trung bình chứa 1400 calo, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin, chất béo, chất xơ, kali và sắt... Không những thế, một quả dừa được chia thành nhiều phần, mỗi phần mang lại lượng calo khác nhau. Cụ thể:
- Cùi dừa (hoặc thịt): Cùi dừa chứa 185 calo, 18 gam chất béo, 7 gam carbohydrate (5 gam là chất xơ) và 2 gam protein. Do đó, cùi dừa giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm tình trạng bị đầy bụng.
- Dầu dừa: là dầu thu được bằng cách ép cùi dừa. Chứa nhiều axit lauric, hàm lượng cao tới 50% (axit lauric là một axit béo không bão hòa, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, đồng thời có tác dụng kháng virus, chống viêm, diệt khuẩn). Dầu dừa chứa 120 calo (muỗng canh) và được khuyến khích nên tiêu thụ vừa phải bởi vì dầu dừa có thể giúp tăng cholesterol tốt đồng thời cũng làm tăng cholesterol có hại.
- Nước cốt dừa: Nước cốt dừa được làm từ việc ủ cùi dừa (thịt dừa) và nước, là loại đồ uống có hàm lượng calo cao và giúp giảm chất béo nhẹ có trong cơ thể. Một cốc nước cốt dừa cung cấp 445 calo và 48 gam chất béo khổng lồ. Ngoài ra, nước cốt dừa hơi ngọt nhưng hàm lượng đường trong nước cốt dừa không cao, khoảng 7% đến 8%.
- Nước dừa: là một thức uống ít calo. Một khẩu phần nước dừa điển hình có khoảng 55 calo, đây là lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm kiếm thức uống giải khát mà không làm hỏng chế độ ăn kiêng. Do nước dừa có chứa protein, đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất như kali, canxi, magie,… Là loại nước tự nhiên tốt cho sức khỏe, có tác dụng bổ sung dưỡng chất hiệu quả và tăng cường vóc dáng cho cơ thể.
4. Tác dụng của quả dừa
Không giống như các loại trái cây khác, dừa chứa rất nhiều tinh bột, cung cấp phần lớn các chất béo cũng như protein và một số khoáng chất quan trọng. Do đó, trái dừa mang lại những tác dụng cực kỳ hiệu quả như:
- Kháng khuẩn: Dầu dừa nguyên chất có thể ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus (một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tụ cầu).
- Thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu: Hàm lượng chất xơ cao trong thịt dừa (cùi dừa) có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ: Dừa có chứa chất chống oxy hóa polyphenol có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại, hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính.
- Dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày: Dừa rất linh hoạt trong nhà bếp, đặc biệt là trong nấu ăn. Dừa được nạo hoặc bào sợi để tạo thêm hương vị thơm ngon cho các món mặn. Kết cấu thịt và hương vị của dừa làm dấy lên vị thơm ngon trong các món cà ri, cá hầm, các món cơm, hoặc thậm chí trên tôm tẩm bột. Và đặc biệt dừa là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người theo chế độ ăn kiêng.
- Tăng cường khả năng làm đẹp: Dầu dừa giúp làm mềm da tay, làm mềm lớp biểu bì cứng, cung cấp dưỡng chất cho tóc và da đầu, tẩy trắng răng kèm hơi thở thơm mát, tẩy tế bào chết, ngăn ngừa nếp nhăn...
Tài liệu tham khảo:
- Should You Go Nuts for Coconut?
- 5 Impressive Benefits of Coconut