Muối tắm, cỏ Mỹ, tem giấy bùa lưỡi 'tấn công' giới trẻ Việt

31/10/2018 - 16:58
Với hàng loạt lý do như để tìm niềm vui, quan hệ tình dục "phê" hơn, tỉnh táo hoạt bát hơn, thoát khỏi nỗi buồn/tủi thân, khẳng định bản thân, do áp lực từ bạn bè, giảm stress… đã khiến một bộ phận người trẻ Việt ngày càng có xu hướng sử dụng những chất kích thích, gây nghiện mới.

Hơn 41% giới trẻ được khảo sát đã sử dụng bóng cười

Tại Hội thảo “Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên” do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức mới đây tại Hà Nội đã cho thấy hiện ở giới trẻ đang sử dụng khá nhiều những chất kích thích, gây nghiện mới.

Cụ thể, trong một khảo sát online do SCDI vừa thực hiện 10/2018 với 231 thanh thiếu niên, kết quả cho thấy có tới 71% em cho biết mình đã từng sử dụng chất kích thích, gây nghiện; Trong đó bên cạnh việc sử dụng các chất gây nghiện “quen thuộc” nhiều nhất là rượu với 137 người (chiếm 73,3%), cần sa 40,6%, heroin 4,3%, đá 31,6%, thuốc lắc 19,3%... thì hiện nay thanh thiếu niên còn có xu hướng tìm kiếm các loại ma túy mới bóng cười chiếm 41,2%, cỏ Mỹ - tobacco 33,7%, ketamine 11,8%, tem - bùa lưỡi 4,3% cùng nhiều chất khác như nước biển, lá khát, shisha, nấm thần, muối tắm, thuốc an thần/thuốc ngủ, café, thuốc lá, thuốc ho, coke, popper, kẹo…;

10-bong-cuoi-1_gihq.jpg
Với những nguyên nhân được cho là bởi rẻ, dễ mua, muốn quan hệ tình dục thích hơn, để thấy tỉnh táo hoạt bát hơn, để thoát khỏi nỗi buồn/tủi thân, để khẳng định bản thân... ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến những loại ma túy mới. Ảnh minh họa

Cũng trong một nghiên cứu với 584 người của dự án Bảo vệ tương lai - Chiến lược mới để kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh niên sử dụng ma tuý ở Việt Nam (2017), cho kết quả, trong nhóm tuổi từ 16 đến 24, thì những người sử dụng chất gây nghiện phổ biến như heroin thường nhiều tuổi hơn; những người sử dụng cần sa và các chất gây nghiện mới thường thuộc nhóm trẻ tuổi hơn… Theo em Nguyễn Bá Khải 17 tuổi, học sinh lớp 11 ở Cẩm Phả, Quảng Ninh cho biết: “Hiện nay, theo em được biết các bạn trẻ đang chủ yếu sử dụng các loại như bóng cười, tem giấy - bùa lưỡi… vì chúng khá rẻ, với bóng cười, chỉ khoảng 40-50 ngàn quả nhỏ, 100 ngàn quả to”.

1501811845-21-co-my-duoc-dong-goi-trong-bao-bi-va-cuon-vao-dieu-thuoc-la-de-su-dung-anh-ca.jpg
Ma túy mới xuất hiện như muối tắm, cỏ Mỹ, tem giấy... "tấn công" giới trẻ Việt

Hậu họa 

Theo Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng, khi sử dụng ma túy đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhóm thanh niên. Cụ thể, trong 584 người tham gia khảo sát có tới 43% xảy ra tình trạng lệ thuộc ở mức độ nghiêm trọng, 32% trầm cảm ở mức trung bình, 12% trầm cảm ở mức độ nặng, 16% cho rằng mình cần được điều trị các vấn đề về tâm thần và 12% trong số này đã từng phải đi điều trị.

temgiay-nd1000-bscc_phbt.jpg
Tem giấy - bùa lưỡi gây ảo giác, loạn thần. Ảnh minh họa
150828tem03-d481f.jpg

Về mặt đời sống xã hội, nhóm thanh niên sử dụng ma túy cũng đang phải chịu nhiều sức ép: bị trải nghiệm sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình bạn bè, xã hội, có cảm giác bị coi thường thường xuyên cảm thấy cô độc...

Có 41% có cảm giác bị coi thường vì sử dụng ma tuý, 31% bị hàng xóm kỳ thị vì sử dụng ma tuý, 38% thường xuyên cảm thấy cô độc vì mình sử dụng ma tuý, 69% sợ phản ứng của mọi người khi phát hiện mình sử dụng ma tuý, 25% bị bạn bè kỳ thị vì sử dụng ma tuý, 25% bị xúc phạm vì sử dụng ma túy, 29% bị lảng tránh vì sử dụng ma túy, 52% cảm thấy cần phải che giấu việc sử dụng ma tuý của mình.

db.jpg
Ý kiến của đại diện thanh niên trong Hội thảo “Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên” do SCDI tổ chức tháng 10/2018 cho thấy tình trạng tự kỳ thị bản thân cũng xuất hiện nhiều ở người sử dụng ma túy.

 

Tuy nhiên cũng có đến 62% thanh thiếu niên sử dụng ma túy cho biết nếu có được cơ hội tốt hơn trong cuộc sống họ đã không sử dụng ma tuý…

Theo chị Nguyễn Thuỳ Linh, Quản lý chương trình Trẻ em và Thanh niên (SCDI): “Những yếu tố dễ trở thành nguy cơ khiến thanh thiếu niên sử dụng ma túy đó là bị trải nghiệm/có hành vi hung hăng lúc nhỏ, thiếu sự giám sát của cha mẹ, kỹ năng xã hội kém, trải nghiệm với ma túy, mức độ dễ kiếm, nghèo đói… ; Do vậy khi bàn về yếu tố bảo vệ, chúng ta cần tính đến việc hỗ trợ các em tăng khả năng kiểm soát bản thân, sự giám sát hỗ trợ của cha mẹ, có những mối quan hệ tích cực, điểm số tốt ở trường, quy định kiểm soát ma túy trong trường học và có cơ hội sinh sống tốt hơn…”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm