Nếu có biểu hiện này ở 'núi đôi' tuổi tiền mãn kinh cần khám ngay

09/04/2017 - 13:44
Gần đây, chị Mai Hương Lan, ở Nam Định, thấy rất khó chịu vì cảm giác căng tức ngực thường xuyên... ghé thăm. Nghi ngờ mình mắc bệnh liên quan đến tim mạch, thậm chí u vú, chị Lan đã đến gặp bác sĩ để chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải.

Bác sĩ đã thăm khám và cho chị làm những xét nghiệm liên quan đến tim mạch, đồng thời tầm soát nguy cơ ung thư vú nhưng kết quả của chị không có gì nguy hiểm cả. Theo nhiều chuyên gia y tế, vấn đề mà chị Lan gặp phải, do hệ lụy của tuổi tiền mãn kinh gây nên. Lí do là ở giai đoạn này, chị em dễ bị căng tức ngực, kèm với chu kỳ kinh nguyệt chậm lại, thưa dần hoặc hoàn toàn chấm dứt.

anh-dung-goi-chung-toi-la-ba.jpg
Có biểu hiện gì ở ngực hay của cơ thể, dù nhẹ, người trong cuộc cũng nên đi khám, để được chẩn đoán, điều trị, nếu mắc bệnh.  Ảnh minh họa: internet


Thực tế, có đến 70% phụ nữ từng gặp phải tình trạng đau, căng và tức ngực ít nhất một lần trong cuộc đời. Căng tức ngực có thể xảy ra ở 1 bên hay 2 bên ngực, ở cả phụ nữ đang còn xuân sắc hoặc giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nhưng thường gặp hơn là phụ nữ ở độ tuổi 40 - 50. Cơn căng tức ngực có thể xuất hiện đột ngột, cách quãng hoặc liên tục kéo dài ở một bên ngực, có khi đau cả 2 bên. Mức độ căng tức gây đau đớn, khó chịu nhiều hay ít, tùy theo cơ địa của mỗi người.

Tình trạng căng tức ngực đi kèm với biểu hiện rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy, chị Lan đã bước vào thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh. Ngoài cảm giác này, ở độ tuổi tiền mãn kinh, chị em còn có thể phải đối mặt với tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, nhức nửa đầu, tim đập nhanh, bứt rứt, lo âu, dễ cáu giận, thiếu tập trung, khô âm đạo, đau khi quan hệ...

Ở giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ bị rối loạn vận mạch, do suy yếu của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, dẫn đến sự thay đổi, rối loạn nồng độ của nội tiết tố trong cơ thể.

Bình thường hormone sinh dục nữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý nữ, nó đồng thời cũng tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ sức khỏe tim mạch cho phụ nữ. Sau tuổi 40, chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, hệ trục trên suy yếu, nồng độ của từng loại hormone bắt đầu giảm sút, ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch cũng như gây những cơn căng tức ngực.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến ngực bị căng tức và đau đớn khi chạm vào hơn là stress kéo dài, thiếu vitamin và khoáng chất, ăn quá nhiều muối hay lạm dụng các chất kích thích... Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cảm giác đau ngực có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có người sẽ có biểu hiện rõ rệt, thời gian kéo dài vài tháng, thậm chí âm ỉ vài năm.

Nếu căng tức ngực nhẹ thì thường là biểu hiện sinh lý bình thường. Còn nếu cảm giác đau tức ngực nhưng có u hoặc kèm theo những dấu hiệu như chảy mủ đầu vú, một bên vú bị lõm vào... thì đó là những dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, do ở độ tuổi này, chị em dễ mắc nhiều bệnh nên dù có biểu hiện gì ở ngực hay của cơ thể, dù nhẹ, người trong cuộc cũng nên đi khám, để được chẩn đoán, điều trị, nếu mắc bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm