pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn là bệnh gì?
- 1. Ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn và bệnh về gan, thận
- 2. Một số bệnh lý khác gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
- 2.1. Ngứa khắp người do dị ứng
- 2.2. Ngứa người do bệnh ngoài da
- 2.3. Ngứa người nhưng không nổi mẩn do máu, tiểu đường
- 3. Chẩn đoán bệnh ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
- 4. Cách trị ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
- 4.1. Sử dụng thuốc chữa ngứa do bệnh gan, thận
- 4.2. Hỗ trợ điều trị từ phương pháp Đông y
Phần lớn các trường hợp bị ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn đều liên quan đến các chức năng của gan hoặc thận bị suy giảm. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh về da như: Viêm da, vảy nến, mề đay, nấm,...Vậy cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm thế nào để chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách?
1. Ngứa râm ran khắp người và bệnh về gan, thận
Ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn liên quan đến bệnh gan hoặc thận. Bởi đây là hai cơ quan đảm nhận chức năng giải độc và thải độc cho cơ thể. Gan sản xuất ra mật để loại bỏ chất thải, giúp ruột hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Mật được sản xuất trong tế bào gan, đi qua tuyến tuỵ để làm sạch ruột non.
Khi mật bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng tăng nồng độ mật trong máu. Lúc này chức năng của gan và thận bị suy yếu trong quá trình giải độc, thải độc ra khỏi cơ thể gây ra các phản ứng ngoài da. Biểu hiện thường gặp khi gặp tình trạng này:
- Dấu hiệu này có thể xuất hiện đầu tiên ở lòng bàn tay, chân, ngứa nghiêm trọng vào ban đêm đến gần sáng. Ngứa không kèm theo các tổn thương khác nếu bệnh nhân không gãi hoặc tự làm trầy xước da.
- Tình trạng ngứa râm ran khắp người do gan, thận thường phát bệnh từng đợt. Nó có thể tái phát nhiều lần và tự biến mất khi gan, thận được cải thiện.
Bên cạnh tình trạng ngứa ngáy không rõ nguyên nhân, người có vấn đề về gan, thận sẽ xuất hiệu một số dấu hiệu khác như: Nổi mẩn không tập trung ở ngoài da. Xuất hiện các đốm nhỏ, mờ trên da, phân bố theo mạch máu. Chán ăn, cân nặng lên xuống bất thường không rõ nguyên nhân. Hay quên, khó ngủ, thần trí kém minh mẫn.
2. Một số bệnh lý khác gây ngứa râm ran khắp người
Một số bệnh lý về da liễu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa râm ran khắp người. Cụ thể là một số bệnh da liễu dưới đây.
2.1. Ngứa khắp người do dị ứng
Người có sức đề kháng yếu thường dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi, thức ăn, môi trường, phấn hoa,... Biểu hiện thường gặp của dị ứng giai đoạn đầu là ngứa khắp người, không nổi mẩn. Các nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện khi bạn gãi nhiều gây tổn thương da.
2.2. Ngứa người do bệnh ngoài da
Một số bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, mề đay, nấm da cũng có biểu hiện ngứa khắp người. Ở thời kỳ đầu người bệnh chỉ bị ngứa chứ không nổi mẩn. Theo thời gian, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, kết hợp với chức năng gan, thận bị suy yếu dễ gây tổn thương da nặng nề.
2.3. Ngứa người nhưng không nổi mẩn do máu, tiểu đường
Một số bệnh lý về máu như đa hồng cầu, rối loạn sản tuỷ, lượng đường trong máu tăng cao,... cũng là nguyên nhân gây ngứa râm ran khắp người nhưng cũng không nổi mẩn. Tình trạng này xuất hiện do mạch máu bị tổn thương gây ngứa ngáy bên trong cơ thể.
3. Chẩn đoán bệnh ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
Đây là tình trạng khó chẩn đoán và xác định bệnh, bởi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa do gan, thận thường có dấu hiệu như: cơn ngứa thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân sau đó lan đến các bộ phận khác như: Ngực, cánh tay và toàn thân. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể sưng môi, phù da tuỳ trường hợp.
Một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn bao gồm:
- Xét nghiệm máu để xác định nồng độ mật trong máu và chức năng của gan.
- Xét nghiệm hình ảnh bao gồm: CT Scan, MRI hoặc siêu âm để xác định tình trạng gan, thận có bị tổn thương hay không.
- Sinh thiết gan được áp dụng để phân tích, chẩn đoán chính xác bệnh.
4. Cách trị ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
Để điều trị tình trạng ngứa râm ran khắp người nhưng không nổi mẩn cần xem xét nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ tự khỏi sau khi chức năng gan, thận hoạt động bình thường. Nhưng một số trường hợp bị ngứa kéo dài khoảng 2 tuần mà không thuyên giảm kèm theo cơ thể mệt mỏi, thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
4.1. Sử dụng thuốc chữa ngứa do bệnh gan, thận
Dựa vào nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Thông thường là thuốc Histamin và thuốc mỡ. Nếu người bệnh gãi ngứa dẫn đến nổi mẩn, viêm da, tổn thương da, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa corticoid, thuốc kháng viêm, giảm ngứa toàn thân phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu đang trong quá trình điều trị bệnh gan, thận, người bệnh có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy khắp người, không nổi mẩn. Đây là tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan. Để giảm triệu chứng này người bệnh có thể chườm đá lạnh hoặc thoa kem giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu cơ thể có các dấu hiệu nghiêm trọng như, vết tiêm nổi mẩn, ngứa, sưng to, có mủ,... Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời. Sử dụng thuốc điều trị ngứa do gan, thận cần hết sức thận trọng. Bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ làm tăng nguy cơ rạn da, mòn da, lão hoá sớm,...
4.2. Hỗ trợ điều trị từ phương pháp Đông y
Các bài thuốc Đông Y có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngứa ngáy cơ thể nhưng không có nổi mẩn.
Thuốc Đông Y có nguyên tắc điều trị từ căn nguyên, tập trung bồi bổ gan, thận. Từ đó tăng cường chức năng thải độc, giải độc, bổ huyết,... hiệu quả. Khi các vấn đề gan, thận được khắc phục, hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện thì tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn sẽ được giải quyết.
Một số thảo mộc có tác dụng làm mát, giải độc gan bạn có thể sử dụng như: Rau má, rau diếp cá, cây mã đề, nhân trần,...
Ngoài ra người bệnh nên bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi có tính mát để cải thiện chức năng gan, thận. Kết hợp với uống nhiều nước để thận hoạt động tốt hơn, tăng khả năng thải độc.
Ngoài ra cần hạn chế tiêu thụ chất béo và các loại thực phẩm chứa chất bảo quản. Không uống rượu, bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích có hại cho gan, thận.
Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Hạn chế phơi nắng, sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Có thể nói. tình trạng ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn khó chẩn đoán thông qua triệu chứng. Vì vậy, nếu tình trạng kéo dài và gây khó chịu, các bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị.