Những ngày này, trên cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên ngút ngàn một màu xanh mướt, hứa hẹn chào đón một mùa vụ bội thu.
Đây là cánh đồng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc với câu truyền khẩu từ xa xưa: “Nhất Thanh (Mường Thanh – Điện Biên Phủ), nhì Lò (Mường Lò – Yên Bái), tam Than (Mường Than – Lai Châu), tứ Tấc (Mường Tấc – Sơn La), để nói về 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon bậc nhất miền Tây Bắc.Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa.Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, cánh đồng Mường Thanh còn có giá trị về lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa ban ôm lấy các di tích lịch sử của trận chiến ngày nào.Những xác xe tăng, pháo của thực dân Pháp vẫn còn nằm rải rác tại nhiều điểm trên cánh đồng Mường Thanh ghi dấu ấn về chiến thắng vang dội của quân ta trước một đế quốc thực dân hùng mạnh.Cánh đồng Mường Thanh đã đem lại sự ấm no cho người dân Điện Biên. Những bản làng trù phú cứ thế mọc mãi lên trên dọc suốt chiều dài cánh đồng.Với điều kiện thâm canh thuận lợi, cánh đồng Mường Thanh còn mang đến cho đời những hạt ngọc thơm ngon đặc biệt với thương hiệu gạo Điện Biên nổi tiếng. Điện Biên có nhiều loại gạo ngon nổi tiếng như: tám thơm, nếp nương, sén cù, hương Việt… nhưng ngon nhất vẫn là gạo tám thơm.Hạt gạo nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. Hạt gạo từ cánh đồng Mường Thanh đã mang đến vẻ đẹp trù phú cho vùng đất Điện Biên vốn vang danh với những chiến công hiển hách.Mạch sống nuôi dưỡng cho cánh đồng Mường Thanh là Công trình Đại thủy nông Nậm Rốm. Để xây dựng và hoàn thành công trình này, hơn 2.000 thanh niên xung phong thời bấy giờ đã phải đánh đổi bằng mồ hôi và cả xương máu sau 9 năm ròng rã với bao gian khó (từ năm 1963 – 1969).Trước đây, khi chưa có Công trình Đại thủy nông Nậm Rốm, khu vực lòng chảo Điện Biên chỉ có thể canh tác khoảng 200 – 300 ha lúa 1 vụ, năng suất đạt 5 tạ/ha. Từ khi có công trình, diện tích canh tác của cánh đồng Mường Thanh được mở rộng từ 2.000 ha lên 6.000 ha. Trung bình 1 ngày, hệ thống kênh cung cấp 400.000m³ nước cho cánh đồng Mường Thanh……nhờ đó khi vào vụ gieo trồng, các kênh được mở liên tục đảm bảo nước cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện tại, nông dân Điện Biên đã thâm canh được ba vụ (hai vụ lúa, một vụ rau), có những diện tích năng suất đạt 10 – 12 tấn/ha, chiếm gần 40% tổng sản lượng lúa gạo toàn tỉnh. Nói đến cánh đồng “Nhất Thanh” không thể không nhắc đến dòng sông Nậm Rốm đầy ắp phù sa, bồi đắp ngày ngày. Từ góc độ nào, sông Nậm Rốm cũng hiện ra như một nét vẽ xanh biếc giữa bức tranh lúa đồng rộng lớn. Nhiều diện tích lúa Sén Cù gieo sớm đang được người dân tiến hành thu hoạch.Những người nông dân Điện Biên tần tảo sớm hôm để làm ra những hạt “ngọc” vàng……và công sức đã được đền đáp khi một mùa vụ bội thu lại đang về trên cánh đồng Mường Thanh.