Hạn mặn năm nay đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên khắp các tỉnh miền Tây. Ghi nhận tại TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre) cho thấy, gần một tháng nay người dân phải xoay sở nhiều cách để có nước sinh hoạt. Những điểm cấp nước ngọt miễn phí lúc nào cũng trong tình trạng quá tải.
Vợ chồng anh Phù Tường Nguyên Dũng và chị Trương Thị Mỹ Dung, doanh nghiệp sửa chữa ô tô Nguyên Dũng (phường Phú Khương,TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã mua máy lọc nước để cung cấp nước miễn phí cho người dân.
Người dân ghi tên lên can nước để tránh nhầm lẫn với nhau.
Mỗi người được xin 2 can nước sinh hoạt và 1 can nước đã qua xử lý.
Ban ngày cũng như ban đêm, điểm xin nước ngọt luôn tấp nập người ra vào.
Buổi tối các điểm xin nước lại càng đông.
Bà Trần Thị Minh Hào (Phường 8, TP Bến Tre) cho biết đường ống nước nhà máy cấp bây giờ mặn như muối.
Can nhựa dùng để đựng nước thể tích 30 lít có giá 25 nghìn/can ngày bình thường, nhưng nay hút hàng nên đội giá lên 40 – 45 nghìn đồng/can.
Nhiều nơi giá nước ngọt tăng lên đến 200-280 nghìn đồng/m3, vậy nên các cụ già cũng phải đi chở nước.
Tại trung tâm thành phố Bến Tre những ngày này đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân đua nhau đi chở từng can nước ngọt.
Người dân tìm đủ mọi phương tiện để đi chở nước.
Từng lít nước ngọt được người dân tận dụng tối đa.
Nhiều thanh niên hỗ trợ khiêng nước lên xe cho chị em.
Trẻ em cũng tham gia phụ ba mẹ đi xin nước.
Hệ thống nước máy trên toàn thành phố đều nhiễm mặn, người dân nơi đây chưa kịp trữ nước. Mặc khác, người dân tại thành phố Bến Tre không có nhiều diện tích để xây các bể chứa.
Đây là dòng chữ được nhiều người dân TP Bến Tre yêu thích nhất trong thời điểm này.
Bên cạnh thiếu nước uống, nước sinh hoạt, người dân Bến Tre cũng đang lao đao vì nước sản xuất. Nhiều vườn sầu riêng rụng lá, ao nước tưới trữ năm trước đã trơ đáy.
Móng tay đen sì vì nước tưới cây nhiễm phèn .
Các chậu tắc (quất) giống của người dân chết héo vì nhiễm mặn, nhiễm phèn.