"Người lượm ve chai làm xước xe của bạn, phải làm sao?" - Câu trả lời trúng tuyển của nữ ứng viên

Thiên An
26/04/2023 - 11:12
"Người lượm ve chai làm xước xe của bạn, phải làm sao?" - Câu trả lời trúng tuyển của nữ ứng viên

Ảnh minh họa

Nếu là bạn, trong trường hợp này bạn sẽ làm thế nào?

Vì tính chất đặc biệt của mình nên trước mỗi buổi phỏng vấn, ứng viên nào cũng phải chuẩn bị hết sức kỹ càng. Tuy nhiên, có đôi khi chỉ chuẩn bị kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ bởi nhà tuyển dụng hiện tại thích hỏi những câu nằm ngoài tưởng tượng của nhiều người.

Trương Tuyết Nhi là một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc. Sau khi ra trường, Tuyết Nhi từng có thời gian làm ở phòng kế hoạch của một công ty nhưng do có mâu thuẫn với quản lý nên cô đã nghỉ việc. Nhờ năng lực và profile đẹp, cô nhanh chóng nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty khác khá có tiếng trong ngành truyền thông.

"Người lượm ve chai không may làm xước xe của bạn, phải làm sao?" - Nữ ứng viên đáp "bắt buộc đền tiền" nhận được việc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tham gia buổi phỏng vấn hôm đó cùng Tuyết Nhi còn có 2 ứng viên khác. Sau một loạt câu hỏi cơ bản, người phỏng vấn bất ngờ đưa ra một câu hỏi cuối khiến cả 3 người vô cùng lúng túng.

"Nếu người lượm ve chai vô tình làm xước xe của bạn, bạn có bắt người đó phải đền tiền cho bạn không?", người phỏng vấn hỏi.

Sau một hồi ngơ ngác, một ứng viên nữ đầu tiên đứng dậy. Cô nói: "Người lượm ve chai vốn đã đáng thương rồi nên nếu người đó không may làm xước xe của tôi thì tôi cũng không bắt anh ta đền tiền đâu. Dù sao thì có bắt đền người ta cũng đền không nổi".

Người phỏng vấn mỉm cười và không nói gì, rồi ra hiệu cho ứng viên tiếp theo.

Ứng viên tiếp theo có gương mặt nhìn khá nghiêm túc và giọng nói cũng đầy cương nghị: "Tôi nghĩ người đó nên đền tiền tôi. Nghèo thì nghèo nhưng làm sai là làm sai. Chẳng lẽ cứ không có tiền là sẽ được tha thứ vô điều kiện khi phạm sai lầm à? Điều này quá vô lý, tôi có thể yêu cầu anh ta viết đơn cam kết rồi trả tiền đền bù cho tôi dần dần, tuy nhiên phải trả đủ, không được trả thiếu dù chỉ một đồng".

Người phỏng vấn gật đầu nói: "Tốt lắm, người tiếp theo!".

Người thứ 3 trả lời cũng chính là Trương Tuyết Nhi. Sau khi nghe lại câu hỏi, cô đắn đo một lúc rồi quả quyết đáp: "Bắt buộc đền tiền!".

Người phỏng vấn tỏ ra khá sửng sốt trước thái độ của cô, người này tò mò hỏi: "Tại sao lại thế?".

Trương Tuyết Nhi nói tiếp: "Bởi vì bất kể là cố ý hay vô ý, nếu bạn đã phạm sai lầm, bạn sẽ phải trả giá. Đây là nguyên tắc vĩnh cửu. Thứ hai, nếu hành động chỉ là vô tình, vậy hãy để người đó đền bù 10 nghìn đồng. Hình thức quan trọng hơn nội dung mà.

Cuối cùng, tôi sẽ xem xét thái độ của người đó. Nếu người đó thành ý xin lỗi và đề nghị bồi thường thì tôi sẽ coi như cho qua chuyện này. Nhưng nếu anh ta tỏ ra chẳng hề hối lỗi, thậm chí chối tội, tôi sẽ tính toán cho ra nhẽ. Dù sao thì trong tình huống này, mọi người đều bình đẳng, chỉ cần có thái độ đúng mực, chuyện gì cũng dễ nói chuyện hơn".

"Người lượm ve chai không may làm xước xe của bạn, phải làm sao?" - Nữ ứng viên đáp "bắt buộc đền tiền" nhận được việc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Câu trả lời của Tuyết Nhi không chỉ khiến người phỏng vấn mà cả các ứng viên còn lại đều phải đứng lên vỗ tay nhiệt liệt. Cuối cùng, phía công ty đã quyết định tuyển dụng Tuyết Nhi ngay tại chỗ.

Trên thực tế, khi một câu hỏi phỏng vấn kỳ quặc được đặt ra, phía nhà tuyển dụng không bắt buộc bạn phải đưa ra câu trả lời chuẩn 100%, đáp án là không cố định, bạn có thể trả lời theo mọi cách mà bạn muốn, miễn là đáp án đó mang bản sắc của bạn. Chỉ cần thuyết phục được nhà tuyển dụng được bạn là người có tư duy đa chiều, có khả năng xử lý tình huống nhanh thì chắc chắn, buổi phỏng vấn xin việc của bạn sẽ diễn ra hết sức suôn sẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm