pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu ở trẻ
Thực tế, tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Tình trạng đau đầu thứ phát là triệu chứng của một số bệnh khác trong khi đau đầu nguyên phát là đau đầu xảy ra khi không có bất cứ nguyên nhân nào khác.
Hiện tượng đau nửa đầu xảy ra, có ít nhất 10% trẻ gặp phải tình trạng đau nửa đầu. Loại đau nửa đầu ở trẻ nhỏ còn gây nên cảm giác đau nặng và có thể gây ra rắc rối cho trẻ trong nhiều giờ hoặc có thể khiến trẻ bị nôn.
Trong khi đó đau đầu thứ phát có thể là kết quả của nhiễm trùng, lo âu, trầm cảm, vấn đề xoang hoặc đau nhẹ ở những khu vực như cổ hoặc đầu.
1. Những nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ
- Khi trẻ bị bệnh tật và nhiễm trùng:
Đối với các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và xoang cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ thường gặp. Đối với các loại nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm màng não, viêm não cũng có thể gây ra nhức đầu nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác như sốt và cứng cổ.
- Đau đầu ở trẻ do chấn thương đầu:
Khi trẻ gặp phải các vết sưng và bầm tím ở đầu cũng có thể gây ra hiện tượng nhức đầu. Đối với trẻ, dù các vết thương ở mức độ nhẹ. Trẻ cần nhận chăm sóc y tế nếu trẻ bị ngã mạnh hoặc gặp phải hiện tượng đánh mạnh vào đầu.
Đau đầu ở trẻ cũng có thể xảy ra do trẻ gặp phải một số bệnh ở mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị,... các bệnh ở mắt của trẻ khi không phát hiện kịp thời nên không sử dụng kính hỗ trợ hoặc có sử dụng kính nhưng không đúng tiêu cự cũng khiến trẻ bị đau đầu.
- Trẻ căng thẳng là nguyên nhân gây đau đầu:
Không chỉ người lớn mới căng thẳng và lo lắng, trẻ nhỏ cũng cảm thấy căng thẳng và lo lắng vì một vài vấn đề như sức khỏe, cơ thể mệt mỏi, thành tích học tập không tốt,... Căng thẳng hay lo lắng của trẻ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị trầm cảm, trầm cảm làm trầm trọng hơn cơn đau đầu ở trẻ, đặc biệt khi trẻ gặp các khó khăn và nhận ra cảm giác buồn bã, cô đơn ở trẻ.
- Khuynh hướng di truyền:
Chứng đau nửa đầu có xu hướng di truyền trong các gia đình, trẻ có thể bị đau nửa đầu do trong gia đình có thành viên mắc triệu chứng này.
- Thực phẩm và đồ uống:
Các trẻ ăn nhiều thịt xông khói, balogna và xúc xích cũng có thể khiến trẻ bị đau đầu do thực phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia thực phẩm.
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều caffeine có trong socola, cà phê, trà cũng khiến trẻ bị nhức đầu.
- Trẻ gặp vấn đề trong não:
Một khối u não hoặc áp xe hay chảy máu trong não cũng có thể gây ra chứng đau đầu ở trẻ nhỏ mạn tính. Triệu chứng này khá hiếm xảy ra do tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ thường xuyên cũng có thể do khối u.
Phụ huynh cần lắng nghe trẻ, nếu trẻ thường xuyên than phiền về tình trạng đau đầu liên tục, tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh kịp thời.
2. Triệu chứng khi trẻ bị đau đầu
Thỉnh thoảng trẻ mới xuất hiện tình trạng đau đầu, trong khi đó các hoạt động của trẻ vẫn bình thường thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi cơn đau đầu ở trẻ xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc khiến trẻ không thể ngủ ngon, cơn đau tăng dần và diễn ra thường xuyên hơn thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng đau đầu mà trẻ đang gặp phải.
Các triệu chứng cho thấy rằng đau đầu ở trẻ đang là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như:
- Trẻ thường xuyên bị đau đầu.
- Các cơn đau đầu ở trẻ xuất hiện đột ngột, đau dữ dội.
- Trẻ bị đau đầu khi thức dậy.
- Cơn đau đầu ở trẻ xảy ra nghiêm trọng hơn khi trẻ hắt hơi, ho, di chuyển.
- Tình trạng giảm thị lực ở trẻ.
- Dấu hiệu thay đổi tính cách ở trẻ.
- Chân trẻ đi yếu, gặp các khó khăn khi di chuyển.
- Nếu trẻ bị động kinh.
Khi trẻ gặp phải các triệu chứng nguy hiểm trên thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau đầu
Trẻ bị đau đầu, cha mẹ thường lo lắng, hoang mang không biết nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng về tình trạng của trẻ.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn khi trẻ bị đau đầu.
- Giữ không gian yên tĩnh để trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc làm giảm tình trạng căng thẳng ở trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, loại bỏ các đồ uống chứa caffein.
- Hướng dẫn trẻ xây dựng chế độ ăn uống, lịch trình ăn ngủ đều đặn giúp trẻ dễ chịu.
- Dạy trẻ các kỹ thuật thư giãn, bài thở hoặc cho trẻ nghe băng, đĩa CD các bản nhạc nhẹ nhàng, đọc truyện cho trẻ giúp làm giảm tình trạng đau đầu do căng thẳng ở trẻ.