pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn: Nguyên nhân và cách xử lý
- 1. Cách nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn
- 1.1. Hộp đựng thực phẩm bị phồng lên
- 1.2. Vỏ hộp bị nứt, bể, rò rỉ gây ngộ độc
- 1.3. Đồ hộp có chất lỏng trào ra khi mở
- 2. Nguyên nhân khiến đồ hộp nhiễm vi khuẩn
- 2.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
- 2.2. Nguyên nhân do Virus
- 2.3. Quy trình sản xuất, bảo quản kém vệ sinh
- 3. Cách xử lý đồ hộp nhiễm vi khuẩn
Bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn đồ hộp bị nhiễm khuẩn. Một số triệu chứng ngộ độc có thể là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu gặp phải vi khuẩn gây ngộ độc nguy hiểm như Clostridium botulinum typ B.
Nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn giúp chúng ta chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh ngộ độc. Dưới đây là các nguyên nhân, cách nhận biết và xử lý đồ hộp bị nhiễm khuẩn không thể bỏ qua.
1. Cách nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn
Nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn dễ dàng khi bạn chú ý đến một số dấu hiệu bất thường từ bao bì sản phẩm. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy giúp bạn nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn dễ dàng hơn.
1.1. Hộp đựng thực phẩm bị phồng lên
Một trong những dấu hiệu nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn chính là bề ngoài của vỏ đựng. Hộp bị phồng lên là dấu hiệu đặc trưng nhất. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng cũng gây ra những mức độ nguy hiểm khác nhau khi sử dụng.
- Đồ hộp phồng lý: Nguyên nhân là do trong quá trình vận chuyển, vỏ hộp bị va đập gây biến dạng lồi hoặc lõm. Khi bạn ấn vào nắp hộp nếu nó trở về vị trí bình thường, nghĩa là thực phẩm này vẫn sử dụng được.
- Đồ hộp bị phồng hoá: Tình trạng này xảy ra do có sự biến đổi chất giữa các loại thực phẩm. Hoặc cũng có thể là do giữa thực phẩm với chất liệu đồ hộp. Để nhận biết dấu hiệu này, khi ấn vào nắp bạn sẽ thấy vỏ hộp khó trở lại trạng thái ban đầu.
Đặc biệt khi bạn để hộp thực phẩm ở nhiệt độ thường thêm 1 tuần sẽ thấy độ phồng của nó bị thay đổi rõ rệt. Khi ăn loại thực phẩm này bạn sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
- Đồ hộp bị phồng do vi sinh vật: Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm nhất. Cách phân biệt dấu hiệu này cũng tương tự với đồ hộp bị phồng hoá. Điểm khác biệt là, khi bạn để đồ hộp ở nhiệt độ thường bao bì sẽ bị biến dạng. Thậm chí rò rỉ chất ra bên ngoài. Khi ăn phải loại thực phẩm này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
1.2. Vỏ hộp bị nứt, bể, rò rỉ gây ngộ độc
Đồ hộp bị nứt, bể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, phát triển và sinh sôi. Điều này khiến thực phẩm bị hư, hỏng gây ra ngộ độc nguy hiểm khi ăn. Một số loại đồ hộp dễ bị vi khuẩn tấn công như:
- Thực phẩm chưa được thanh trùng hoặc thanh trùng trong điều kiện chưa đủ nhiệt độ và thời gian cần thiết. Điều này tạo môi trường cho vi sinh vật trong thực phẩm sống sinh sôi, phát triển gây ngộ độc.
- Do mối ghép đồ hộp bị hở. bởi không được lắp đúng quy tắc. Mối hàn xung quanh đồ hộp không kín đáo, tạo cơ hội cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập, phát triển làm hỏng đồ ăn và hình dạng bao bì.
1.3. Đồ hộp có chất lỏng trào ra khi mở
Nguyên nhân gây rò rỉ đồ hộp là do yếu tố vật lý hoặc hóa học gây nên. Có thể đồ hộp bị va đập trong quá trình vận chuyển khiến thực phẩm phản ứng gây trào hoặc sủi bọt. Trong trường hợp thực phẩm trào bọt kèm theo mùi chua, thối nghĩa là đã bị hư hỏng do vi khuẩn và không thể tiếp tục sử dụng.
Thực phẩm bị biến đổi màu cũng là dấu hiệu nhận biết đồ hộp nhiễm vi khuẩn. Khi phát hiện dấu hiệu này bạn nên bỏ ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
2. Nguyên nhân khiến đồ hộp nhiễm vi khuẩn
Có nhiều nguyên nhân khiến đồ hộp nhiễm vi khuẩn. Trong đó có virus, vi khuẩn, quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm.
2.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Một trong những nguyên nhân khiến đồ hộp nhiễm vi khuẩn chính là vi khuẩn gây nên. Đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một số loại vi khuẩn thường thấy trong đồ hộp như: E. coli, Listeria , Salmonella, Clostridium perfringens... Một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nặng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
2.2. Nguyên nhân do Virus
Đồ hộp nhiễm khuẩn do virus rất ít gặp. Tuy nhiên nếu thực phẩm bị nhiễm virus thì tốc độ lây lan nhanh và có khả năng gây tử vong ở người khi sử dụng. Virus trong thực phẩm rất khó bị tiêu diệt ở mức nhiệt thanh trùng. Một số loài có khả năng kháng nhiệt độ cao. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc ngay cả khi ăn đồ hộp đã được nấu chín.
2.3. Quy trình sản xuất, bảo quản kém vệ sinh
Sản xuất, bảo quản kém vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến đồ hộp nhiễm khuẩn. Do đó, để phòng tránh sự cố có thể xảy ra, tốt hơn hết bạn nên chọn đồ hộp từ thương hiệu có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lựa chọn đơn vị được cấp các chứng chỉ thực phẩm như: HACCP, GMP, IOS,... mang đến sự an tâm khi sử dụng. Ngoài ra không nên ăn đồ hộp gần hết hạn sử dụng. Bởi chúng có thể bị hỏng sớm hơn thời hạn.
3. Cách xử lý đồ hộp nhiễm vi khuẩn
Khi phát hiện các dấu hiệu đồ hộp nhiễm vi khuẩn bạn không nên tiếp tục sử dụng chúng. Bên cạnh đó hãy tiến hành thực hiện quy trình xử lý đồ hộp nhiễm khuẩn dưới đây:
Bước 1: Không nếm thử đồ ăn bị nhiễm khuẩn khi vỏ hộp bị biến dạng, thực phẩm đổi màu, nấm mốc phát triển. Sau đó kiểm tra nguồn gốc và hạn sử dụng của đồ hộp.
Bước 2: Tiến hành xử lý bằng cách bọc kín hộp thực phẩm, buộc và đem vứt vào bãi rác. Trong trường hợp đồ hộp bị rò rỉ bạn cần tiến hành khử độc trước khi vứt bỏ.
Lưu ý: Cần mang gang tay cao su dùng một lần để cầm đồ hộp. Đun với nước sôi 100 độ C để loại bỏ độc tố vi khuẩn. Làm nguội, tách thực phẩm ra khỏi vỏ hộp trước khi vứt bỏ.
Bước 3: Don dẹp, vệ sinh khu vực xử lý độc tố. Sử dụng dung dịch diệt khuẩn chuyên dụng pha theo tỷ lệ 1:5 với nước sạch để lau chùi bề mặt tiếp xúc với đồ hộp nhiễm vi khuẩn. Tiến hành tẩy rửa bằng dung dịch tẩy, giữ nguyên 30 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch.
Vứt bỏ găng tay và rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn sau khi hoàn thành quá trình xử lý để đảm bảo sức khoẻ.