Nhận biết trái cây ngậm hóa chất

06/09/2017 - 11:20
Bà Hoàng Thị Minh Thu, Chi cục phó Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Nội, cho biết, để tránh mua phải thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng cần lưu ý những vấn đề sau đây.
Mua rau, quả theo mùa

Nên lựa chọn địa điểm bán hàng có uy tín, chất lượng; lựa các sản phẩm có tem nhãn địa chỉ rõ ràng; chọn những sản phẩm có màu sắc tươi xanh tự nhiên, cầm chắc tay, nặng tay, bề ngoài nguyên vẹn không bị trầy xước.

Nên mua theo mùa; không mua các loại rau có thân, lá mập mạp, xanh non hơn mức bình thường. Còn với trái cây, nên sử dụng nhiều loại quả có lớp vỏ dày như chuối, cam, bưởi...
anh-attp.jpg
Nên mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín     (Ảnh minh họa)

Thực tế, việc phân biệt trái cây ngon không khó, chỉ cần sờ bằng tay và nhìn bằng mắt là đã có thể nhận biết được hầu hết loại trái cây ngon hay dở. Một số loại quả có tinh dầu khi dùng móng tay bấm nhẹ, tinh dầu bắn ra là quả đạt chất lượng, không bị ngâm hóa chất. 

Ngoài ra, cần chọn quả có cuống tươi; có màu sắc tự nhiên; quả cầm thấy nặng, chắc tay thì thường an toàn, không bị ngâm chất bảo quản.
 
Phân biệt trái cây chín tự nhiên và chín nhờ hóa chất

Người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây chín tự nhiên và chín nhờ hóa chất theo cách sau: Trái cây chín tự nhiên thì vỏ ngoài chín không đều, màu sắc chín chỗ đậm chỗ nhạt; có mùi thơm đặc trưng của quả (thơm rất đậm, sực và có thể còn khó chịu nếu chín quá); mềm đều, nhìn không có cảm giác cứng, rắn.

Bên cạnh đó, cuống quả nếu còn sẽ tươi, rắn, có nhựa vì Ethylen làm chín không tiết ra trong cuống; đụng hay rựt nhẹ dễ dàng bật ra.

Còn trái cây chín nhờ quá chất là các loại quả hái non chưa già, để không sẽ lâu chín nên bị can thiệp bằng hóa chất để làm chín.
cach-phan-biet-qua-chin-cay-va-chin-ep-bang-mat-thuong1.jpg
Ảnh minh họa

Bà Thu cho rằng, người tiêu dùng có thể nhận diện như sau: Trái cây nếu thúc chín bằng hóa chất thì chín từ ngoài vào trong; bên ngoài màu sắc quả chín đều, đẹp, bắt mắt. Còn bên trong có thể còn sượng, chưa chín; hạt có thể vẫn non. Ấn tay vào quả thấy cứng, không có độ mềm và đàn hồi do kết cấu quả phía trong chưa chín. Mùi thơm dịu không rõ ràng.

Nếu bơm hóa chất vào cuống quả để thúc chín thì quả chín từ trong ra nhưng không đều, chỗ chín chỗ xanh; vỏ ngoài chín không đều, màu sắc chín chỗ đậm chỗ nhạt như là chín tự nhiên; bên trong có chỗ bị sượng, có chỗ lại chín quá; hạt có thể vẫn non; mùi thơm dịu không rõ ràng. Cuống quả không tươi, có dấu hiệu mục đi, thâm đen.

Theo bà Hoàng Thị Minh Thu, chuối chín tự nhiên có da căng tròn, nhìn bên ngoài có màu vàng đậm, bóp nhẹ cảm nhận được độ mền của ruột quả, vỏ quả thường có những đốm màu nâu, đen. Nải chuối thường chín lác đác không đểu nhau.
cach-phan-biet-qua-chin-cay-va-chin-ep-bang-mat-thuong3.jpg
Ảnh minh họa

Còn chuối chín do thuốc thì vỏ bên ngoài có màu vàng bắt mắt, vỏ chuối mịn màng nhưng bóp nhẹ quả quả thấy cứng sượng. Chuối thường chín đều nguyên nải nhưng cuống vẫn còn xanh, thậm chí còn dính nhựa.

Đu đủ chín tự nhiên thường cầm cảm thấy nặng tay, có độ mền, cuống còn dính nhựa. Đu đủ để chín tự nhiên rất hay bị rám, khi ấn tay vào quả thấy mềm. Quả đu đủ có mùi thơm, khi ăn có vị ngọt.

Còn đu đủ chín bằng hóa chất thì thường chín đều, vàng óng, vỏ quả trơn bóng và rất đẹp mã, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, sượng và gần như không có vị ngọt.

Mít chín tự nhiên gai nở to, không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh, màu xanh vàng hoặc xám và chín đều từ cuống cho tới cuối quả. Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng. Khi bổ mít có ít hoặc hầu như không có nhựa.

Còn mít chín bằng hóa chất thì không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí không có mùi gì. Gai mít xanh, nhọn rất cứng và dày. Khi bổ quả có nhiều nhựa trắng chảy ra, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm