Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12: Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng

Nhật An
03/12/2023 - 08:40
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng

Người khuyết tật và trẻ tự kỷ tham gia hoạt động trải nghiệm tại sân chơi vườn rừng khu bờ vở Sông Hồng, Hà Nội

Hoạt động tham vấn góp ý nhằm thúc đẩy việc cải thiện cơ sở hạ tầng để tăng khả năng tiếp cận của người khuyết tật Hà Nội tới không gian cộng đồng xanh.

Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống cùng hai doanh nghiệp xã hội ECUE và Think Playgrounds (Nghĩ về sân chơi trong phố) kết hợp với Hội Người khuyết tật quận Hoàn Kiếm, đã tổ chức hoạt động tham vấn người khuyết tật và trẻ em tự kỷ tại sân chơi vườn rừng khu bờ vở Sông Hồng (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm). Đây là một hoạt động trong dự án nhằm thúc đẩy "Cải thiện cơ sở hạ tầng để tăng khả năng tiếp cận của người khuyết tật Hà Nội tới không gian cộng đồng xanh" do Đại sứ quán New Zealand hỗ trợ.

Việc tổ chức cho người khuyết tật và trẻ tự kỷ trải nghiệm sân chơi trực tiếp rất cần thiết và hữu ích vì: Thứ nhất, đơn vị thiết kế có thông tin để tích hợp ngay vào công trình sân chơi và vườn rừng ở bờ vở. Thứ hai, người khuyết tật có cơ hội tham gia góp ý, thực hiện quyền của họ. Thứ ba, cộng đồng dân cư cũng như các bên liên quan học hỏi về nhu cầu của người khuyết tật từ đó thúc đẩy việc thực hiện các công trình công cộng trong thành phố phù hợp hơn.

Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 1.

Hoạt động trải nghiệm tại sân chơi vườn rừng khu bờ vở Sông Hồng

Theo ông Lê Quang Bình, điều phối viên Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống cho biết, khi tham gia vào các không gian công cộng như công viên, sân chơi, hay vườn rừng, người khuyết tật sẽ có cơ hội bình đẳng để phát triển về thể chất, tinh thần và kết nối xã hội. Từ đó, góp phần cải thiện cơ hội giáo dục, việc làm, và giải trí cũng như khả năng thực hiện các quyền công dân của người khuyết tật".

Bà Phạm Thị Hiền, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hoàn Kiếm cho biết, đây là lần đầu tiên người khuyết tật được mời tham gia trải nghiệm thực tế để góp ý trực tiếp cho việc thiết kế sân chơi và vườn rừng. "Đây là việc làm rất ý nghĩa và cần thiết, vì khi sân chơi mà người khuyết tật sử dụng được thì người già hay trẻ em cũng sẽ sử dụng được. Việc cải tạo những không gian công cộng như bờ vở sông Hồng là bằng chứng sống động của việc hiện thực hóa sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đối với người khuyết tật. Tham vấn người khuyết tật cũng là cách thực hiện nguyên tắc các vấn đề của người khuyết tật thì không thể thiếu sự tham gia của người khuyết tật", bà Hiền chia sẻ.

Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 2.
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 3.
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 4.
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 5.
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 6.
Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 7.

Người khuyết tật và trẻ tự kỷ tham gia hoạt động trải nghiệm tại sân chơi vườn rừng khu bờ vở Sông Hồng

Tham gia hoạt động trải nghiệm sân chơi vườn rừng bờ vở Sông Hồng, rất nhiều người khuyết tật tại địa phương đã đưa ra những ý kiến góp ý thiết thực và xác đáng cho các đơn vị thi công. Các ý kiến góp ý của người khuyết tật tập trung nhiều về tính tiện ích của các thiết bị thể thao, việc thiết kế không gian, bảng thông tin hướng dẫn để làm cho sân chơi dung hợp và phù hợp hơn cho người khuyết tật và trẻ tự kỷ.

"Tôi rất thích các thiết bị có thể ngồi để tập luyện. Nếu các ghế ngồi thấp hơn chút thì sẽ rất tốt. Ngoài ra, các đường vào nên làm thoai thoải hơn và nền sân nên làm phẳng hơn để người đi xe lăn có thể thuận tiện di chuyển. Cũng nên có các thiết bị chơi đơn giản cho các cháu tự kỷ có thể tham gia", một người khuyết tật ở phường Phúc Tân bày tỏ.

Hy vọng rằng, hoạt động tham vấn người khuyết tật và trẻ em tự kỷ sẽ góp phần tăng cường tính hòa nhập cộng đồng cho các thiết kế sân chơi ở khu bở vở cũng như các công viên đô thị công cộng nói chung.

Nhằm góp phần cải tạo không gian sống thân thiện, trong lành và bền vững, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống đã khởi xướng chương trình cải tạo môi trường tại bờ vở sông Hồng. Tháng 1/2022 không gian công cộng đa chức năng khu vực bờ vở sông Hồng, kiến tạo vườn rừng cộng đồng đầu tiên ở Thành phố Hà Nội đã được khánh thành và đi vào hoạt động.

Chương trình cải tạo môi trường bờ vở sông Hồng bao gồm các hoạt động đa dạng như dọn rác thải, xử lý nước thải, trồng cây, làm vườn rừng, xây dựng sân chơi cộng đồng… Dự án đã được thực hiện thí điểm tại khu vực ngách 43/32 Bạch Đằng thuộc tổ dân phố phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Sân chơi cộng đồng ở khu vực bờ vở sông Hồng được thiết kế với nhiều hạng mục, thiết bị vui chơi khác nhau, vừa đảm bảo an toàn, vừa hấp dẫn trẻ nhỏ. Đặc biệt, tất cả những thiết bị chơi tại đây đều được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện cho con người được giao tiếp với nhau và giao tiếp với thiên nhiên.

Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12:
Lần đầu tiên người khuyết tật tham gia góp ý sân chơi cộng đồng- Ảnh 8.

Không gian trồng cây xanh tại sân chơi bờ vở Sông Hồng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm