Theo thông báo của Bộ Y tế, từ ngày 1/1/2021, ngành y chỉ tuyển viên chức có trình độ cao đẳng. Số viên chức đã tuyển có trình độ trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng và sẽ không còn chức danh trình độ trung cấp nữa. Quyết định “khai tử” viên chức trung cấp y của Bộ Y tế khiến nhiều người trong cuộc hoang mang.
Chị Trần Thị Doan, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết, bản thân đã đi làm được hơn 20 năm. Mới đây, trạm y tế nhận được thông báo của ngành y tế về việc nâng cao trình độ khiến chị rất băn khoăn. “Học từ trung cấp lên cao đẳng phải mất 3 năm tập trung tại trường, với tổng chi phí khoảng 100 triệu đồng và học viên tự chi trả. Đó là chi phí khá cao. Hơn nữa, nếu tôi học xong, về đi làm chỉ được 3 năm là nghỉ hưu. Vì vậy, tôi cũng đang phân vân, không biết có nên đi học không. Cũng có thể tôi sẽ xin nghỉ hưu trước thời hạn".
Theo chị Doan, tại các trạm y tế, đa phần chỉ có trạm trưởng là trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp, thậm chí sơ cấp. "Nếu ai không đi học lên thì không đáp ứng nhu cầu theo tiêu chí mới, nhưng tất cả mọi người cùng đi học, thì không có người làm việc”.
Chị Trần Thị Doan, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết, bản thân đã đi làm được hơn 20 năm. Mới đây, trạm y tế nhận được thông báo của ngành y tế về việc nâng cao trình độ khiến chị rất băn khoăn. “Học từ trung cấp lên cao đẳng phải mất 3 năm tập trung tại trường, với tổng chi phí khoảng 100 triệu đồng và học viên tự chi trả. Đó là chi phí khá cao. Hơn nữa, nếu tôi học xong, về đi làm chỉ được 3 năm là nghỉ hưu. Vì vậy, tôi cũng đang phân vân, không biết có nên đi học không. Cũng có thể tôi sẽ xin nghỉ hưu trước thời hạn".
Theo chị Doan, tại các trạm y tế, đa phần chỉ có trạm trưởng là trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp, thậm chí sơ cấp. "Nếu ai không đi học lên thì không đáp ứng nhu cầu theo tiêu chí mới, nhưng tất cả mọi người cùng đi học, thì không có người làm việc”.
Học sinh - sinh viên trường y thực hành điều trị bệnh |
Chị Trần Thị Định (trạm y tế xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, Thái Nguyên) nhận xét, quyết định “khai tử” viên chức y tế trình độ trung cấp của ngành y sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Tuy nhiên, khó nhất là vấn đề kinh phí, nhất là với những trường hợp mới đi làm. Chị Định đi làm đã 20 năm, tổng thu nhập bao gồm lương, phụ cấp nghề, phụ cấp vùng sâu cũng chỉ được hơn 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chỉ riêng học phí khóa học đã lên đến hơn 20 triệu đồng. Lương thì thấp, học phí cao, nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn.
Sau khi thông tin “khai tử” viên chức ngành y của Bộ Y tế được đăng tải, nhiều người đang học hệ trung cấp y cũng lo lắng. Nguyễn Nhung (trường Trung cấp Y Hà Nội) cho rằng: “Nếu học cao đẳng, đại học nhưng cũng chỉ làm công việc của điều dưỡng thì có nhất thiết phải bắt nhân viên nâng cao trình độ không? Hơn nữa, quan trọng nhất là chất lượng công việc, chứ chỉ nhìn vào bằng cấp chưa biết ai giỏi hơn ai. Đó là chưa kể, đa phần học viên học liên thông là những người đã đi làm. Nhiều người đến lớp cho có, đến lúc thi thì tìm mọi cách để chạy chọt cho qua môn, chứ không phải học thực chất”.
Bạn đọc Nguyễn Chung (trường Trung cấp Y tế TƯ) đặt câu hỏi, có chăng Bộ Y tế chỉ chú trọng đến bằng cấp mà không chú trọng đến nghiệp vụ? Thời gian qua, liên tiếp vụ y, bác sĩ chẩn đoán sai, thái độ không tốt với bệnh nhân, bị thương tay trái thì cắt tay phải… khiến một số bệnh nhân tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Theo bạn Nguyễn Chương, như vậy bằng cấp cao có phải là yếu tố quyết định không? Nếu cứ chạy theo phong trào bằng cấp mà tay nghề không có thì chỉ khổ người dân.
Bạn đọc Nguyễn Chung (trường Trung cấp Y tế TƯ) đặt câu hỏi, có chăng Bộ Y tế chỉ chú trọng đến bằng cấp mà không chú trọng đến nghiệp vụ? Thời gian qua, liên tiếp vụ y, bác sĩ chẩn đoán sai, thái độ không tốt với bệnh nhân, bị thương tay trái thì cắt tay phải… khiến một số bệnh nhân tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Theo bạn Nguyễn Chương, như vậy bằng cấp cao có phải là yếu tố quyết định không? Nếu cứ chạy theo phong trào bằng cấp mà tay nghề không có thì chỉ khổ người dân.