Theo ấn phẩm tiếng Anh của tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 9/10, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ và khoa học công nghiệp tiên tiến quốc gia (AIST) tại khu vực Kansai đã thực hiện lai tạo gene có thể sản sinh ra interferon beta - một loại protein tự nhiên được dùng điều trị các bệnh như viêm gan, đa xơ cứng, trong tế bào hình thành nên tinh trùng của gà trống.
Tiếp đó, các nhà khoa học đã dùng các tế bào này thụ tinh cho trứng và ấp thành giống gà thừa hưởng gene này. Trứng của giống gà này có chứa tác nhân chữa bệnh.
Trong khi đó, các bệnh nhân sẽ phải mất một thời gian dài mới được sử dụng loại dược phẩm này do cơ quan y tế Nhật Bản rất chặt chẽ trong việc đưa vào lưu hành các loại dược phẩm mới hoặc nhập từ nước ngoài. Quy trình kiểm tra loại thuốc mới này ở Nhật Bản phải mất hàng năm.
Theo các chuyên gia, nếu có thể sản xuất an toàn và đại trà interferon beta theo phương pháp này, mức giá hiện lên tới 100.000 yen (tương đương 888 USD) cho vài microgram protein interferon beta có thể giảm mạnh.
Interferon beta là một loại protein tự nhiên được các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết động vật sản sinh ra nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.
Nhóm nghiên cứu hy vọng bước đột phá về công nghệ này sẽ giúp làm giảm 10% giá thành thuốc hiện nay.
Theo các chuyên gia, nếu có thể sản xuất an toàn và đại trà interferon beta theo phương pháp này, mức giá hiện lên tới 100.000 yen (tương đương 888 USD) cho vài microgram protein interferon beta có thể giảm mạnh.
Interferon beta là một loại protein tự nhiên được các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết động vật sản sinh ra nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.
Nhóm nghiên cứu hy vọng bước đột phá về công nghệ này sẽ giúp làm giảm 10% giá thành thuốc hiện nay.